- Sốt có phải là triệu chứng đáng sợ khi mắc COVID-19?
- Biểu hiện và cách xử lý khi bị dị ứng thuốc kháng sinh
- Ho khan kéo dài, uống thuốc mãi không khỏi phải làm sao?
Hiểm họa khôn lường từ thói quen ngoáy tai thường xuyên
Tác hại của việc ngoáy tai gây ra như thế nào?
Nhiều người có thói quen dùng tăm bông để ngoáy tai vì nghĩ chúng êm ái và an toàn khi sử dụng, hoặc có thói quen ngoáy tai ở những tiêm cắt tóc. Nhưng đôi khi những việc làm này lại có thể gây nên những hiểm họa khôn lường.
Điều dưỡng, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết: Những chấn thương tại ống tai ngoài, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa,... là những chấn thương thường gặp phải do thói quen sinh hoạt hằng ngày của người dân từ việc ngoáy tai.
Ngoáy tai có thể gây ra: viêm tai, thủng màng nhĩ, gây lây nhiễm các bệnh do nấm, thậm chí cả bệnh HIV hoặc các bệnh lây qua đường máu khác.
Khi có cảm giác tại bị ngứa, mọi người thường tìm đến bông ngoáy tai, móc hoặc bất cứ một vật thể có thể để làm thỏa mãn cơn ngứa. Và khi thực hiện việc này họ không biết rằng mình đang vô tình đẩy sâu các chất bẩn đi vào trong tai.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thành Lợi, Trưởng khoa Tai Đầu Mặt Cổ, Trung tâm Tai mũi họng TP.HCM cho biết, màng nhĩ là một ranh giới ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa. Tai ngoài là nơi đón nhận bụi bặm và các chất thải hằng ngày của tai. Theo cấu trúc tự nhiên của tai, thì ống tai có một lớp lông bảo vệ, tự cuốn đi bụi bặm và chất thải rồi đưa chúng ra ngoài. Khi thực hiện ngoáy tai bằng các vật dụng hỗ trợ như trên phân tích thì lớp lông bảo vệ ống tai này sẽ bị rụng, da sẽ bị trầy làm tai mất đi khả năng tự “quét” bụi vốn có và tạo cơ hội cho vi trùng phát triển, dẫn đến bệnh viêm tai.
“Việc ngoáy tai, dù có thực hiện ít hay nhiều, đều gây ra những chấn thương cho tai do sự ma sát, dễ dẫn đến tình trạng tai bị viêm nhiễm”. - Bác sĩ Lợi nhận định.
Gặp những biểu hiện bất thường cũng nên đi khám bác sĩ
Một số điều chia sẻ cần chú ý
Cập nhật tại chuyên mục Tin tức y tế: Theo các chuyên gia về tai mũi họng, trong bất kỳ tình huống nào, mọi người cũng không nên ngoáy tai. Sau đây là một số điều chia sẻ cần chú ý:
- Nếu bị ngứa tai, có thể dùng tay xoa nhiều lần tại nắp tai để giảm ngứa.
- Khi đi tắm hay đi bơi, nên cố gắng không để nước lọt vào tai. Khi tai có bị vào nước, nên cố gắng chịu đựng để nước tự bốc hơi theo sự đào thải tự nhiên của cơ thể.
- Nếu cảm thấy bị nặng tai hoặc có một vật lạ nào lọt vào, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa về tai mũi họng. Không được ngoáy tai vì điều này có thể gây tổn thương tai.
- Nếu thấy tình trạng ngứa tai không thể chịu đựng được hoặc có những biểu hiện bất thường cũng nên đi khám bác sĩ.
- Không nên trực tiếp dùng các thuốc vào tai mà không rõ nguồn gốc.
Các bác sĩ cảnh báo rằng, thói quen ngoáy tai lấy ráy tai ở tiệm cắt tóc thường hay bị viêm mũi và nếu không cẩn thận sẽ dễ gây ra viêm tai giữa và rách màng nhĩ.
Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam tổng hợp