- Kết hợp sử dụng retinol và vitamin C có tốt cho làn da không?
- Có hiệu quả không khi sử dụng đá lạnh để điều trị mụn?
Cần tây và công dụng làm đẹp giảm cân
Trong quá trình tăng cân, giảm cân hoặc duy trì cân nặng, lượng calo cơ thể hấp thụ từ thức ăn và lượng calo cơ thể tiêu hao đóng vai trò quan trọng. Sự chênh lệch giữa lượng calo hấp thụ và lượng calo tiêu thụ quyết định việc giảm hoặc tăng cân. Cần tây là một lựa chọn thú vị với lượng calo thấp và nhiều chất dinh dưỡng như folate, kali, canxi và nhiều loại vitamin như A, C, K, B6, acid pantothenic, magiê, phốt pho, và nhiều hơn nữa.
Ví dụ, một phần 40g cần tây tươi chứa khoảng:
- 5,6 calo
- 1,2g carbs
- 0,1g chất béo
- 32mg natri
- 0,6g chất xơ
- 0,5g đường
- 0,3g chất đạm
- 9,6mg phốt pho
- 104mg kali
- 8,8mcg vitamin A
- 14,4mcg folate
- 117mcg vitamin K...
Một cốc nước ép cần tây 250ml cung cấp khoảng 42 calo nhưng lại giàu chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất. Thức uống này không chỉ giúp giảm cân mà còn giữ cảm giác no lâu. Tuy nhiên, việc giảm cân lâu dài đòi hỏi một chế độ ăn uống cân đối kết hợp với việc vận động thể chất đều đặn.
Cần tây là thực phẩm ít calo và giàu dinh dưỡng.
Cần tây với những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc
Dược sĩ, cô Hoàng Duyên giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM tại trường chia sẻ: Cần tây không chỉ là một loại rau củ thông thường mà còn được biết đến với những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc:
Hỗ trợ kiểm soát huyết áp: Cần tây chứa hàm lượng 3-N-butylphthalide giúp giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu, và ổn định huyết áp. Các khoáng chất như kali và magie cũng hỗ trợ trong việc này.
Lợi cho hệ tiêu hóa: Chất xơ trong cần tây kích thích sự hoạt động của ruột, giúp giảm táo bón. Nó cũng chứa các hợp chất kháng viêm như luteolin và pyrroloquinoline quinone, giúp giảm viêm niêm mạc ruột và tăng sự cân bằng vi khuẩn ruột.
Kháng viêm: Cần tây chứa các hợp chất như polysaccharide và phytonutrient chống oxi hóa, có khả năng ức chế viêm nhiễm. Điều này giúp nó trở thành một loại "kháng sinh tự nhiên", bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm và các bệnh mạn tính.
Ngăn ngừa ung thư: Các chất acetylenic và acid phenolic trong cần tây giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và kiểm soát tốc độ lan truyền của chúng.
Hỗ trợ giấc ngủ: Magie trong cần tây giúp kiểm soát thần kinh và giảm căng thẳng, từ đó cải thiện giấc ngủ và giúp cơ thể thư giãn.
Làm đẹp da và tóc: Vitamin và khoáng chất trong cần tây giúp dưỡng ẩm da, ngăn ngừa lão hóa, và giữ cho tóc mềm mại và khỏe mạnh.
Khi nào nên thưởng thức nước ép cần tây?
Nước ép cần tây không chỉ là một cách tốt để chăm sóc sức khỏe và giảm cân, mà còn cần sự chọn lựa đúng thời điểm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Buổi sáng sau khi thức dậy là thời điểm lý tưởng để uống nước ép cần tây, giúp kích thích hệ tiêu hóa và làm cho quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Hoặc bạn có thể thưởng thức nước ép cần tây trước bữa ăn khoảng 30 phút để giúp làm đầy dạ dày và giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong bữa ăn.
Đừng sử dụng nước ép cần tây thay thế cho nước lọc. Hãy hạn chế uống tối đa 500ml nước ép cần tây mỗi ngày. Việc tiêu thụ quá mức nước ép có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, giảm huyết áp hoặc gây choáng váng.
Cây cần tây ngày càng trở nên phổ biến trong việc sử dụng, vì vậy có nhiều nguồn cung cấp từ các cơ sở trồng. Khi mua cần tây, hãy chú ý đến nguồn gốc và tránh các sản phẩm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Sau khi ép nước từ cần tây, hãy sử dụng ngay trong vòng 24 giờ. Nếu bạn phát hiện bất kỳ thay đổi nào về màu sắc hoặc mùi vị của nước, hãy nhanh chóng loại bỏ để đảm bảo sự an toàn.
Uống nước ép cần tây hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng.
Những điều cần lưu ý khi uống nước ép cần tây
Chia sẻ cô Thanh Nga giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý nước ép cần tây mang lại nhiều lợi ích, nhưng có một số trường hợp nên cân nhắc trước khi tiêu thụ:
Phụ nữ mang thai: Cần tây có thể kích thích tử cung, gây co bóp không mong muốn cho thai nhi.
Người có huyết áp thấp, trạng thái yếu: Hàm lượng magie và kali trong cần tây có thể ảnh hưởng đến huyết áp, đặc biệt là khi huyết áp đã thấp.
Bệnh nhân mắc bệnh thận: Cần tây có thể tăng nguy cơ tạo sỏi ở thận.
Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, eczema, lở loét: Việc tiêu thụ cần tây có thể kích thích bệnh bùng phát.
Bệnh nhân mắc vấn đề về tuyến giáp: Các chất trong cần tây có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của iod trong tuyến giáp, gây ra các vấn đề liên quan đến iod và bướu cổ.
Tác động đến khả năng sinh sản: Cần tây có thể làm giảm lượng tinh trùng và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Tăng độ nhạy cảm của da: Trong mùa hè và dưới ánh nắng mạnh, các chất trong cần tây có thể làm da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Do đó, cần có biện pháp bảo vệ da khi tiêu thụ nước ép cần tây.