Vị thuốc Hương nhu có tác dụng gì trong Y học cổ truyền?

Hương nhu là vị thuốc dân gian phổ biến có mùi thơm đặc trưng mang lại cảm giác thư giãn và tác dụng chữa bệnh tuyệt vời đặc biệt chị em phụ nữ.

Ngày 13/07/2019, 06:49:03   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1322

Vị thuốc Hương nhu có tác dụng gì trong Y học cổ truyền?
Vị thuốc Hương nhu có tác dụng gì trong Y học cổ truyền?

Cây hương nhu là cây gì?

Hương nhu là cây thuốc dân gian phổ biến, cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta đặc biệt là vùng nông thôn. Mùi thơm đặc trưng có công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Hương nhu là cây thân thảo sống lâu năm cao từ 1 – 2m. Thân cây vuông, có nhiều lông. Cây non 4 mặt thân màu xanh nhạt, khi trưởng thành trở thành màu nâu. Lá mọc đối chéo có hình chữ thập, khía răng cưa, hai mặt có nhiều lông, cuống lá dài. Cụm hoa có hình xim. Tràng hoa màu trắng chia thành 2 môi hoa không đều. Cây hương nhu có mùi thơm rất dễ chịu, thường ra hoa vào độ tháng 5 – 7. Người ta thu hái lúc đang ra hoa hoặc bắt đầu kết quả.

Phân loại hương nhu

  • Hương nhu trắng: màu lục nhạt, hai mặt đều có lông ngắn và mịn, mép khía răng, gân hình lông chim, có cuống dài. Hoa nhỏ màu nâu mọc thành chùm. Cây có mùi thơm đặc trưng
  • Hương nhu tía: Thân hình vuông, chặt thành từng đoạn dài chừng 40cm, mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu tím có nhiều nếp nhăn dọc và lông mịn. Lá mọc đối, khô giòn, nhăn nheo, hình trứng nhọn, có cuống dài, mép khía răng, mặt trên màu nâu, mặt dưới, màu nâu nhạt, có các tuyến nhỏ lõm xuống, hai mặt đều có lông ngắn. Hoa màu nâu nhạt hình môi mọc thành chùm.

Vị thuốc Hương nhu sấy khô
Vị thuốc Hương nhu được phơi khô

Hương nhu chứa thành phần hóa học gì?

Theo nghiên cứu lá hương nhu đều có chứa hàm lượng lớn tinh dầu ogenola tạo nên mùi thơm đặc trưng của loài cây này. Tinh dầu có tác dụng giúp thư giãn tinh thần, lưu thông khí huyết, Kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, hương nhu còn chứa các chất khác như cavacrol, thymol, limonene…

Hương nhu có tác dụng và cộng dụng điều trị như thế nào?

Theo Y học cổ truyền hương nhu có vị cay, tính ôn có tác dụng phát hãn, lợi thấp, hành thủy. Hương nhu chủ yếu sử dụng điều trị các trường hợp đau bụng do lạnh, cảm mạo phong hàn, thủy thũng, đau đầu, nôn, tiêu chảy…

Bào chế hương nhu như thế nào?

Các phương pháp bào chế hương nhu bao gồm:

  • Hương nhu bỏ rễ, chặt đoạn, phơi khô hoặc sấy khô
  • Khi cây nở hoa thu hái toàn cây rửa sạch, bỏ rễ, cắt khíc 2 – 3 cm phơi âm can

Vị thuốc Hương nhu có tác dụng như thế nào?
Vị thuốc Hương nhu có tác dụng như thế nào?

Một số bài thuốc dân gian từ cây hương nhu

  • Chữa cảm mạo phong hàn theo YHCT: 16g hương nhu tía, 10g bạch biển đậu, 10g hậu phác, 3 lát gừng đem tán nhỏ trộn đều, hòa nước sôi uống ngày 2 lần sau mỗi bữa ăn. Một liệu trình từ 2 – 3 ngày.
  • Chữa cảm nắng, tiêu chảy, nôn mửa:  12g hương nhu, 10g mộc qua, 8g tía tô (sắc nước uống trong ngày.
  • Chữa cảm sốt nhức đầu: 20 – 40g lá hương nhu tươi mang giã nhỏ hòa với nước sôi lọc lấy nước uống, phần bã đắp lên vùng trán và thái dương.
  • Chữa hôi miệng:  Lấy 12g hương nhu hòa cùng 200ml nước sắc nước súc miệng2 lần/ ngày vào sáng
  • sớm và trước khi đi ngủ. 1 liệu trình từ  15 - 20 ngày.
  • Chữa rôm sẩy ở trẻ nhỏ: 100 – 200g hương nhu rửa sạch nấu với 3 – 4 lít nước. Nước sôi lọc lấy nước thuốc, bỏ bã hòa với nước ấm tắm cho trẻ hàng ngày.

Theo Giảng Viên Hoàng Thị Hậu - Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ tại Tin Y Tế Việt Nam