Vì sao tình trạng bệnh nhân trục lợi BHYT ngày càng nhiều?

Theo thống kê đến ngày 31/09/2017, tình trạng trục quỹ BHYT đã đến mức báo động với 122,6 triệu hồ sơ được gửi đề nghị thanh toán BHYT với số tiền 63.593 tỷ đồng, tăng 7.579 tỷ đồng.

Ngày 02/11/2017, 02:38:55   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 769

Trang tin tức y tế mới nhất cập nhật về tình trạng trục quỹ bảo hiểm y tế ở một số bệnh nhân được gọi là “siêu bệnh nhân” khiến cơ sở khám chữa bệnh chào thua còn cơ sở BHYT bó tay. Tin y tế luôn cập nhật thông tin về tình trạng này.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Siêu bệnh nhân

Theo ông Dương Tuấn Đức - Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc cho biết, tình trạng lợi dụng quy định khám bệnh thông tuyến huyện để đi khám bệnh nhiều lần tại nhiều bệnh viện khác nhau đang khá phổ biến. Qua đó làm gia tăng số chi phí tiền thuốc và dịch vụ y tế, gây thiệt hại cho quỹ BHYT

Đặc biệt là trường hợp bệnh nhân M.B.N. (53 tuổi, Quận 12, TP HCM), qua rà soát cho thấy từ tháng 1/2017 đến ngày 23/10/2017, bệnh nhân này đã đi khám đi khám 231 lần ở hơn 10 bệnh viện khác nhau với số tiền được quỹ BHYT chi trả là gần 128,8 triệu đồng.

“Hầu như ngày nào bệnh nhân N. cũng đi khám bệnh. Có những ngày khám 2-3 lần ở các bệnh viên khác nhau. Ví như ngày 12 và 13/10, bệnh nhân này đi khám 3 lần/ngày ở các bệnh viện Quận 12, bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện tai mũi họng, bệnh viện chấn thương chỉnh hình”- ông Dương Tuấn Đức nói.

Mới đây nhất, ngày 26/10 bệnh nhân M.B.N cũng đã khám bệnh ở hai bệnh viện là bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh và bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh.

Ông Đức cũng cho biết thêm, bệnh nhân M.B.N thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh. Trước đó bệnh nhân này cũng từng được phát hiện khám bệnh tới 79 lần ở 11 bệnh viện từ tháng 6/2016 đến tháng 1/2017.

Trường hợp của bệnh nhân M.B.N này theo BHXH TP.HCM cho biết cơ quan này cũng “bó tay” bởi vì các bệnh viện trong TP.HCM đều biết bệnh nhân này và họ “chào thua”. Bệnh nhân B.N có nhiều bệnh mãn tính và khám ở rất nhiều cơ sở KCB trong thành phố và khi không được khám hay không theo ý của bệnh nhân là bệnh nhân la hét, đập phá ảnh hưởng tới công tác khám chữa bệnh của các bệnh nhân khác.

Năm 2016, bệnh nhân này cũng vào “danh sách đen” trục lợi BHYT và cùng với các bệnh nhân khác sau khi BHXH làm việc giải thích họ dừng ngay việc đi KCB còn bệnh nhân B.N này thì không dừng lại và đến năm 2017 vẫn đi khám rất nhiều ở cơ sở KCB.

Đại diện BHXH TP.HCM cho biết nhiều lần BHXH TP.HCM đề xuất hay không cấp thẻ cho người này nhưng như thế là trái với pháp luật.

Còn đối với các cơ sở y tế trong TP.HCM với bệnh nhân B.N họ sẵn sàng chấp nhận khám bảo hiểm y tế cho bệnh nhân để bệnh nhân không quậy phá và họ chấp nhận bị BHYT xuất toán còn hơn là không phục vụ bệnh nhân đặc biệt này có thể bị bệnh nhân chửi bới ảnh hưởng tới uy tín của bệnh viện.

Nhiều chi phí cho BHYT học sinh, sinh viên

Trong 9 tháng năm 2017, chi phí cho KCB BHYT cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên:2.067,5 tỷ đồng, với 6.322.851 lượt khám chữa bệnh.

 Nhiều chi phí cho BHYT học sinh, sinh viên

Nhiều chi phí cho BHYT học sinh, sinh viên

Trong đó chi phí cho đối tượng học sinh sinh viên 05 tỉnh/thành phố cao nhất là TP.HCM với số lượt khám chữa bệnh là 785 nghìn lượt và số tiên chi là hơn 400 tỷ đồng.

TP.HN là 450.930 lượt khám chữa bệnh và số tiền chi là 377,99 tỷ đồng. Riêng nhóm bệnh lý các loại tai nạn có tổng số 318.947 lượt KCB với tổng chi phí 222,5 tỷ đồng.

Một số bệnh nhân BHYT học sinh, sinh viên bị tai nạn có chi phí KCB BHYT cao như bệnh nhân N.T.K sinh viên trường đại học Vinh, quê Thanh Hóa, nơi điều trị là Bệnh viện Việt Đức bị tổn thương nội sọ, BHYT chi gần 248 tỷ đồng.

Trường hợp T.N.M.C sinh năm 2000 học sinh trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình bị tai nạn điều trị BV Trung ương Huế BHYT chi trả 224.631.869 và rất nhiều bệnh nhân là học sinh sinh viên, BHYT chi trả lên tới hàng trăm triệu đồng khi các em bị tai nạn.

Nhiều em học sinh bị các bệnh khác chi phí cũng rất lớn ví dụ như em N.T.K.O. học sinh trường THCS Sơn Thủy, Phú Thọ bị bệnh van động mạch phổi, điều trị tại các bệnh viện và chi phí lên tới 741.788.341 đồng.

Trường hợp của em T.H.L học sinh Trường phổ thông liên cấp Vinschool bị bệnh nhiễm trùng huyết thể không xác định điều trị tại BV Nhi trung ương, chi phí BHYT thanh toán là 634.303.400.

N.M.T quê Đồng Tháp, bị bệnh bạch cầu tủy dòng cấp và điều trị Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Đồng Tháp, Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, Bệnh viện Nhi Đồng I, Bệnh viện Ung Bướu, Bệnh viện truyền máu huyết học, Phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH Hòa Hảo BHYT chi trả hơn 500 triệu đồng.

Thông tin trên cũng nhận được sự quan tâm của các bạn sinh viên đang theo học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Nguồn theo Báo Infonet