Thực hư cây lúa mì và gạo lứt diệt tế bào ung thư triệt để?

Hiện nay trên mạng xã hội vẫn rỉ tai nhau về tác dụng của cây lúa mì, gạo lứt có thể chữa trị dứt điểm các bệnh ung thư và các bệnh về tiêu hóa. Thực hư chuyện này ra sao?

Ngày 11/08/2017, 03:40:49   Tác giả :     Lượt xem: 948

Không thể phủ nhận công dụng của cây lúa mì với sức khỏe của con người nhưng cách truyền bá, thổi phồng công dụng“chữa ung thư”triệt để của các loài cây này đã và đang gây hiểu nhầm, ngộ nhận cho nhiều người.

· Cây đinh lăng và tác dụng không phải ai cũng biết

· Thực hư châm cứu chữa khỏi bệnh tự kỷ ở trẻ em

· Rau má có thực sự an toàn và không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng?

Công dụng của cây láu mì có đang bị thổi phồng?

         Công dụng của cây lúa mì có đang bị thổi phồng?

Cây lúa mì chữa ung thư và làm đẹp

Gần đây trên các trang mạng xã hội, làm đẹp và sức khỏe rộ lên phong trào trồng và chế biến nước uống từ cây lúa mì để làm đẹp và chữa được nhiều loại bệnh. Theo các tài liệu truyền mạng xã hội thành phần của cây lúa mì chứa nhiều vitamin B, C, D, H và vitanmin K... là những chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, phòng ngừa được mỡ máu, tiểu đường...

Thành phần của nước ép cỏ lúa mì còn được“ quảng bá” giải độc tế bào gan  và tiêu diệt các gốc ung thư, làm bệnh nhân có thể hồi phục nhanh sau các đợt hóa trị, xạ trị điều trị ung thư kéo dài nhiều năm do đó phong trào trồng và chế biến các loài cây này được nhiều người hưởng ứng.

Theo báo của các chuyên gia Tin tức Y tế  mầm cỏ lúa mì có các enzym chuyển hóa tinh bột thành đường giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng. Rễ của mạch nha khi nảy mầm sinh ra chất alcaloid horderin- một amino phenol có tác dụng vào nhóm adrenalin kích thích hệ tuần hoàn ngoại vi do làm thắt các mạch.

Ngoài ra, cây lúa mì cũng chứa nhiều dưỡng chất dinh dưỡng như: lipid, vitamin và protid. Không thể phủ nhận công dụng của nó với sức khỏe nhưng không thể khẳng định nó có khả năng chống và điều trị ung thư vì cơ chế của ung thư hiện nay rất phức tạp việc điều trị vẫn dựa trên cơ sở của nền y học hiện đại.

Theo các bác sỹ Y học cổ truyền việt nam thì trong đông y cây cỏ lúa mì có vị ngọt lành tính có tác dụng tiêu hóa và chuyển biến thức ăn tốt nhưng nói uống nước ép cây lúa mì tốt cho hệ tiêu hóa thì đúng nhưng khả năng phòng chống và điều trị dứt điểm bệnh ung thư thì chưa có cơ sở khoa học.

Cây gạo lứt tốt nhưng không thể sử dụng chúng một cách bừa bãi

Với các phong trào về thực dưỡng , gạo lứt đã trở thành một loại ngũ cốc được nhiều người tin dùng. Nhiều chị em còn truyền tai nhau những tác dụng “kinh điển” cuả gạo lứt để giảm cân, trị mụn, đẹp da, chống tiêu chảy, táo bón thậm chí các bệnh mãn tính, ung thư, tiểu đường cũng có thể chữa trị được

Gao lứt nếu sử dụng một cách hợp lí sẽ đạt hiệu quả cao

Gao lứt nếu sử dụng một cách hợp lí sẽ đạt hiệu quả cao

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur trong gạo lứt chứa rất nhiều nhóm vitamin B, vitamin E, magie, sắt và các chất xơ. Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có có hàm lượng cao hơn rất nhiều trong gạo trắng thông thường. So với gạo trắng thông thường gạo lứt cứng hơn cần phải nấu lâu mới chín. Khi ăn người sử dụng phải nhai từ từ, do vậy mang lại cảm giác no lâu hơn. Loại ngũ cốc này cũng có một số thành phần giúp làm giảm cholesterol, giảm cân và làm đẹp

Dù gạo lứt có được các chuyên gia y tế đánh giá cao nhưng không thể thay thế toàn bộ các dưỡng chất, axit amin cần thiết hằng ngày cho cơ thể do đó bệnh cạnh bổ sung ngũ cốc hay gạo lứt bạn vẫn cần có một chế đọ dinh dưỡng hợp lí, bổ sung các chất khoáng, rau xanh và trái cây

Cũng theo các giảng viên của Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, nếu thường xuyên ăn gạo lứt mà không bổ sung thêm các thực phẩm khác thì cơ thể sẽ thiếu chất dẫn đến suy nhượcthậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, nếu nhai không kỹ còn gây ra chứng khó tiêu.

Cũng như tác dụng của cây gạo lứt và lúa mì thì tác dụng cây rau má cũng đang là thực phẩm được nhiều dùng với mục đích giảm cân, làm mát và chữa trị các bệnh ung thư. Về bản chất, các loại thực phẩm này đều tốt cho cơ thể nhưng cần sử dụng chúng một cách hợp lí, khoa học và nếu chúng có khả năng chữa trị các bệnh ung thư và mãn tính thì cần có cơ sở khoa học để chứng minh.

                                                                                                                        Nguồn: ytevietnam.net.vn