Tác dụng của quả dâu tằm là gì?

Cây dâu tằm là loại cây phổ biến ở Việt Nam. Cây dâu có nhiều bộ phận được tận dụng để chữa bệnh, một trong số những bộ phận đó là quả của cây dâu

Ngày 03/08/2019, 06:29:40   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1023

Tác dụng của quả dâu tằm là gì?

Tác dụng của quả dâu tằm là gì?

Thành phần dinh dưỡng trong quả dâu

GV Lê Ngoan (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ) chia sẻ tại mục món ăn bài thuốc như sau: Dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L.acidosa, là một loại cây trồng phổ biến ở châu Á và Bắc Mỹ, được dùng để lấy lá nuôi tằm. Toàn bộ bộ phận của cây dâu tằm đều có thể được dùng để làm thuốc. Trong đông y, quả dâu tằm chín được dùng để chữa bệnh với tên gọi là tang thầm. Quả dâu tằm có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, trong đó có với quả dâu tằm tươi có chứa đến 88% là nước, ngoài ra còn có chất xơ, protein, chất béo, carrotene, vitamin B1, vitamin C, vitamin E, vitamin K, aicd folic và nhiều chất khác. Đặc biệt, quả dâu tằm có chứa nhiều chất có khả năng chống lại các gốc oxy hoá như alkaloid, flavonoid, quercetin…Quả dâu tằm có chứa một lượng đáng kể các hoạt chất sinh học nên được ứng dụng rộng rãi trong cả đông y và tây y và cả trong cuộc sống hàng ngày dưới dạng siro.

Tác dụng của quả dâu tằm

Tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá: trong quả dâu tằm có chứa nhiều chất xơ, có thể đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu chất xơ hàng ngày trong một lần ăn. Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc làm sạch đại tràng, hạn chế táo bón, đầy bụng. Chất xơ cũng có tác dụng trong việc điều chỉnh lượng cholesterol trong máu và tham gia bảo vệ hệ tim mạch. Ngoài ra, uống nước dâu trước khi ăn cũng có tác dụng kích thích tiêu hoá, làm cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.

Tác dụng của quả dâu tằm là gì?
Hình ảnh quả dâu tằm

Tốt cho hệ tim mạch: Theo Y học cổ truyền, trong quả dâu tằm có chứa flavonoid quan trọng là resveratrol là chất có khả năng chống oxy hoá mạnh rất quan trọng với hệ tim mạch. Chất này làm tăng sản xuất nitrit oxit là một chất tham gia vào quá trình giãn mạch, làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, resveratrol còn có tác dụng làm giảm cholestrol máu, giảm glucose máu gián tiếp làm giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.

Tác dụng tăng cường lưu thông máu: sắt là khoáng chất có nhiều trong quả dâu tằm. Đây cũng là khoáng chất tham gia vào quá trình tạo hồng cầu nhờ đó, cơ thể được cung cấp đủ oxy tới các mô và các cơ quan của cơ thể. Trong đông y, quả dâu tằm được xếp vào nhóm bổ huyết, được dùng để làm sáng mắt, đen tóc, hạn chế các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tóc bạc sớm do huyết hư gây ra.

Tác dụng phòng chống ung thư: trong dâu tằm có nhiều chất chống oxy hoá khác nhau có thể kể đến như vitamin C, vitamin A, các hợp chất polyphenolic…do đó dâu tằm là loại quả tuyệt vời để chống lại các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Tác dụng ngăn ngừa đục thuỷ tinh thể: trong dâu tằm có chứa zea- xanthin, một loại carotenoid, có tác dụng làm giảm stress oxy hoá các tế bào mắt như võng mạc, làm giảm tác dụng của các gốc oxy hoá lên mắt nên giảm nguy cơ thoái hoá võng mạc và giảm nguy cơ bị đục thuỷ tinh thể.

Tác dụng của quả dâu tằm là gì?
Tác dụng của quả dâu tằm đối với sức khỏe con người

Tác dụng tốt cho hệ xương khớp: trong dâu tằm có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau như canxi, sắt, vitamin K, phospho, magie là những quan trọng trong việc duy trì sự chắc khoẻ của xương, ngăn ngừa loãng xương và các triệu chứng của các bệnh lý xương khớp khác. Theo đông y, quả dâu tằm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận nên có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau lưng, mỏi gối, ù tai, và những bệnh lý đau mỏi cơ xương khớp khác

Quả dâu có nhiều tác dụng khác nhau, nhìn chung lành tính nhưng cũng có thể xảy ra dị ứng nếu dùng những quả dâu quá chín, bị dập nát. Khi muốn dự trữ quả dâu không nên dùng những dụng cụ kim loại như đồng, sắt, nhôm…do trong quả dâu có chứa tanin.

Nguồn: Y Tế Việt Nam