Mặc dù độc tính cao nhưng cây trúc đào được trồng đầy rẫy khắp nơi từ trường học, công viên, bệnh viện và phổ biến trồng nhiều tại các dải phân cách trên đường.
- Bạn đã biết về tác dụng của cây dừa cạn trong điều trị bệnh?
- Tỏi đen – Cây thuốc Đông y ngừa ung thư hiệu quả
- Chữa đau dạ dày đơn giản bằng những món ăn bài thuốc hàng ngày
Tìm hiểu về công dụng của cây trúc đào
Tại Việt Nam, trúc đào là loại cây cảnh quen thuộc, nhờ vẻ đẹp và sức sống tốt của mình, trúc đào được trồng làm cảnh tại nhiều nơi như: công viên, trường học, bệnh viện, cơ quan hoặc các dải phân cách ở thành phố, góp phần làm đẹp mỹ quan đô thị. Giống nhiều loại cây khác như cỏ mần trầu, xuyến chi và nhiều loại cây khác, trúc đào có thể chịu được khí hậu thời tiết vô cùng khắc nghiệt của Việt Nam.
Cây trúc đào được trồng phổ biến khắp nơi
Trong y học cổ truyền, trúc đào vị đắng, chát, tính bình và độc tính mạnh có tác dụng trợ tim. Toàn cây và nhựa cây lợi niệu, tán ứ chỉ thống, giải độc thấu chẩn, phát hãn, khư đàm. Ngoài ra vị thuốc từ cây trúc đào còn có thể trị động kinh, suyễn khan, đòn ngã, tâm lực suy kiệt.
Tác dụng dược lý của chiết xuất neriolin từ cây trúc đào làm chậm nhịp tim kéo dài thời kỳ tâm trương, tác dụng lên tim đến rất nhanh. Ngoài ra neriolin của trúc đào còn có tác dụng thông tiểu, giảm hiện tượng phù cho người bệnh.
Mặc dù không thể phủ nhận tác dụng của trúc đào trong y học, tuy nhiên theo các chuyên gia, loại cây này được ví như “con dao hai lưỡi”, vừa có hiệu quả tốt lại vừa có thể gây nên nguy hiểm cho bản thân người dùng. Đặc biệt lá, thân, hoa, quả cây trúc đào không thể sử dụng trực tiêp được mà phải qua chiết xuất neriolin thành các chế phẩm mới mang lại hiệu quả y học cao nhất. Do đó để khai khác các công dụng của trúc đào, người dùng cần lưu ý sử dụng một cách hợp lý.
Cây trúc đào gây hại như thế nào nếu không sử dụng đúng cách?
Mặc dù có lợi trong y học, tuy nhiên cây trúc đào còn có gây nhiều tác hại ảnh hưởng đến tính mạng con người nếu không được sử dụng hợp lý.
Cây trúc đào không sử dụng đúng khách gây ngộ độc
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì tất cả các bộ phận của cây trúc đào đều có độc chính vì vậy mà nhiều người đùa nhau đặt cho chúng với cái tên “cây trúc đào có độc”. Nhựa đục đắng của cây chứa các thành phần như: Acid hydrocyanic, oleandrin, neriin, neriantin. Y học đã khẳng định độc dược của cây trúc đào gây chết người và vật khi ăn phải hoặc người ăn thịt súc vật chết vì lá, hoa cây trúc đào cũng có nguy cơ bị ngộ độc rất cao. Thậm chí người uống phải nước có lá cây trúc đào rơi vào hay uống nước ngâm rễ trúc đào sẽ bị trúng độc gây tử vong.
Biểu hiện của người bị ngộ độc cây trúc đào: Ban đầu người bị ngộ độc xuất hiện tình trạng khó chịu, buồn nôn, chóng mặt, nôn mửa, bải hoải chân tay, tiêu chảy ra máu, rối loạn hô hấp, chân tay co giật, loạn nhịp tim và mạch nhỏ dần yếu đi dẫn tới hôn mê nguy cơ tử vong cao.
Do đó, tuyệt đối không trồng cây trúc đào ở cạnh nguồn nước như bể nước, giếng, ao, không để các bé nhỏ nhặt hoa trúc đào chơi vì trẻ dễ cho vào miệng ăn gây ngộ độc. Đặc biệt không tự ý dùng hoa, lá trúc đào chữa bệnh dưới bất kỳ hình thức nào.
Trúc đào vì có tính độc mạnh nên thường chỉ được sử dụng là dược liệu để chiết xuất hoặc sử dụng ngoài da để điều trị mẩn ngứa ghẻ lở ngoài da. Lưu ý khi sử dụng chiết xuất từ cây trúc đào để điều trị bệnh phải sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ và cẩn thận trong khi sử dụng không dùng quá liều gây phản tác dụng. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều loại cây dược liệu quý giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh hiệu quả.
Nguồn: ytevietnam.net.vn