Những điều cần biêt về phương pháp lăn kim trong làm đẹp

Lăn kim là một phương pháp trị liệu được giới thiệu vào năm 1997, những năm gần đây trở nên phổ biến ở Việt Nam với mục đích điều trị vết sẹo, nếp nhăn…  

Ngày 25/09/2019, 08:46:25   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1905

Theo chuyên gia y tế Bùi Huỳnh (giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs TP.HCM), phương pháp lăn kim hiện rất hiệu quả và ít tác dụng phụ so với các phương pháp khác.

Những điều cần biêt về phương pháp lăn kim trong làm đẹp
Những điều cần biêt về phương pháp lăn kim trong làm đẹp

Lăn kim là gì?

Lăn kim hay còn gọi là liệu pháp tăng sinh collagen, là một hình thức trị liệu nhằm kích thích tái tạo collagen bằng việc sử dụng một thiết bị gọi là Dermaroller. Được chỉ định trong trường hợp da sẹo, da có nếp nhăn hay da bị lão hóa. Nhằm khắc phục các khuyết điểm trên da một cách tự nhiên và an toàn.

Phương pháp này dựa trên phản ứng tự làm lành của cơ thể. Thiết bị sử dụng được cấu thành từ hàng ngàn đầu kim có kích thước vô cùng nhỏ. Khi xâm nhập trên da chỉ đủ để tạo kích thích thần kinh giống như sự kích thích tới vết thương mà không làm phá vỡ các mô, lớp màng của da không bị thay đổi. Theo tin tức y dược và làm đẹp thì những tín hiệu này sẽ kích thích tăng sinh tế bào mới, nguyên bào sợi chuyển thành sợi collagen và elastin. Sự hình thành sợi mới này giúp làm đầy các vết sẹo. Các kim đơn lẻ sẽ không có ý nghĩa gì. Nhưng hàng nghìn mũi kim siêu nhỏ sẽ trở nên có hiệu quả trong việc hình thành tầng collagen mới.

Lăn kim có tác dụng gì?

So với các phương pháp xâm lấn hiện nay như: siêu mài mòn, laser, lột tẩy bằng acid,… Lăn kim được xem như một giải pháp đột phá trong điều trị sẹo, sẹo do mụn, rạn da hay các vấn đề da tăng sắc tố, lão hóa, tổn thương do ánh nắng; thắt chặt da sau khi hút mỡ, lăn kim se khít lỗ chân lông,…

Lăn kim là gì?
Lăn kim là gì?

Đây là giải pháp nhẹ nhàng, an toàn mà không có nguy cơ rối loạn sắc tố hay sẹo. Đặc biệt không gây đau sau trị liệu và không cần thời gian hồi phục. Mặt khác, lăn kim giúp đem lại kết quả lâu dài cho bệnh nhân. Thay vì chỉ che đi khuyết điểm, Dermaroller sửa chữa những khuyết điểm đó.

Cách thức thực hiện lăn kim

Trước khi trị liệu: Ít nhất 1 tháng trước khi trị liệu, cần dùng 2 lần/ngày kem Vitamin A và Vitamin C để tối đa hóa sự hình thành collagen ở da.

Chuyên gia y tế Bùi Huỳnh (giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược ở Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs TP.HCM) chia sẻ cách thực hiện như sau:

  • Chọn kim lăn với kích thước phù hợp và đảm bảo kim đã được khử trùng. Với từng mục đích, đối tượng mà sử dụng các kích thước đầu kim khác nhau. (VD: Kim lăn có độ sâu trên 1,0 mm chỉ nên được dùng bởi các chuyên gia y tế đã được đào tạo chuyên môn)
  • Khu vực xử lý cần được gây tê cục bộ (VD: Thoa thuốc tê Emla 5% đều khắp mặt. Sau đó có thể trùm kín chỗ thoa thuốc bằng nilon để ủ tê nhằm rút ngắn thời gian. Sau khoảng 20-30 phút khi da có cảm giác tê – giảm hẳn đau là được)
  • Lau thật sạch thuốc tê bằng nước muối sinh lý
  • Thoa kem kháng sinh lên vùng da cục bộ.
  • Lăn kim: Nên lăn vùng trán trước khi thuốc tê vẫn còn tác dụng vì đây là khu vực da mỏng và nhạy cảm hơn. Sau đó, lăn xuống hai bên thái dương, hai bên má. Lăn riêng phần mũi, nhân trung và cằm.
  • Liệu pháp được lặp lại sau khoảng 4-6 tuần.

Cách thức thực hiện lăn kim như thế nào?
Cách thức thực hiện lăn kim như thế nào?

Những lưu ý sau lăn kim

Sau lăn kim sẽ không tránh khỏi hiện tượng da bị sưng viêm, bầm tím bề mặt. Đặc biệt, nếu không được chăm sóc đúng cách da có thể bị nhiễm trùng, lăn kim xong bị ngứa, mụn và sẹo nhiều hơn.

Sau lăn kim da rất nhạy cảm và dễ nhiễm khuẩn. Do vậy, trong khoảng 2-3 ngày đầu bạn nên hạn chế ra ngoài, không trang điểm hay sử dụng mỹ phẩm, chỉ nên rửa mặt với nước muối sinh lý. Nên thoa kem kháng sinh theo sự tư vấn của bác sĩ.

Sau đó, có thể dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không hạt để tránh kích ứng da. Đặc biệt, cần chú ý dưỡng da với tinh chất, serum để làn da được nuôi dưỡng khỏe mạnh. Sau lăn kim da thường dễ bị khô rát nên việc cấp ẩm với nước hoa hồng, xịt khoáng rất cần thiết.

Sau 28-45 ngày lớp da mới lại được hình thành, do vậy mà bạn không nên chủ quan. Cần chăm sóc da cẩn thận hơn sau lăn kim để duy trì được vẻ đẹp ấy. Đồng thời, nên chăm sóc da từ sâu bên trong với một chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung thêm nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước,… Kiêng bớt thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích như bia rượu, thịt bò, nước tương,…

Nguồn: http://ytevietnam.net.vn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs TP.HCM