Mách bạn cách chăm sóc vết thương tránh để lại sẹo

Nếu bạn đang lo ngại da sẽ bị sẹo do những vết thương, vết cắt, vết trầy xước, vết khâu phẫu thuật nhỏ, do tai nạn…cách tốt nhất để ngăn chặn những “tàn tích” khó coi trên da là chăm sóc tốt cho vùng da đang bị tổn thương này.

Ngày 05/07/2019, 02:29:56   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1788

Không ai mong muốn có những vết sẹo trên người, nhưng vì nguyên nhân nào đó chẳng may chũng ta bị thương và có nguy cơ bị sẹo, chuyên gia sẽ mách bạn cách chăm sóc làm đẹp vết thương đúng cách để chúng không để lại vết sẹo xấu xí trên cơ thể bạn.

Mách bạn cách chăm sóc vết thương tránh để lại sẹo
Mách bạn cách chăm sóc vết thương tránh để lại sẹo

Cách chăm sóc vết thương tránh để lại sẹo

Vệ sinh vết thương sạch sẽ

Việc đầu tiên, để vết thương nhanh lành sẽ hạn chế tình trạng sẹo hơn, muốn vậy  bạn hãy làm dịu và làm sạch vết thương. Nếu vết thương nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc khử trùng bằng cách dùng nhíp để gắp bỏ mảnh vụn hay dị vật trên vết thương, rửa nhẹ nhàng xung quanh bằng nước sạch (nước muối sinh lý) và lau khô bằng khăn sạch.

Giữ vết thương khô thoáng, tránh mặc quần áo bó sát vào vết thương vừa lâu khô, lại dễ nhiễm trùng vết thương. Nếu vết thương nặng hơn một chút, bạn có thể băng bó có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn hoặc một số chất kích ứng khác. Việc này cũng giúp giữ ẩm cho vết thương trong những ngày đầu mới bị thương, giúp vết thương mau lành hơn.

Một vài vết thương vết thương lớn nghiêm trọng hơn, bạn cần tới cơ sở y tế để nhận được sự chăm sóc, tư vấn, khâu hoặc băng bó, thuốc thang từ các nhân viên y tế để vết thương được xử lý vệ sinh, an toàn nhất.

Đừng bao giờ bóc vẩy vết thương

Khi vết thương khô và se lại, bạn sẽ nhận thấy xung quanh vết thương bắt đầu hình thành một lớp vảy, chúng ta thường gọi là lên da non. Việc này mang đến sự ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Tuy nhiên lưu ý tuyệt đối không nên dùng tay bóc lớp vảy này đi, mà nên để chũng khô và rụng tự nhiên. Việc bóc lớp vảy này đi, bạn không chỉ mở lại miệng vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn tới nhiễm trùng hoặc lâu khỏi, mà còn làm cho quá trình tạo sẹo dễ dàng hơn.

Một số thực phẩm nên ăn và nên tránh

Có một điều thú vị là thực phẩm bạn ăn có thể là nguyên nhân gây viêm dẫn đến hình thành sẹo lồi, hoặc làm thâm sẹo ở những vết thương hở. Do vậy, các chuyên gia khuyên bạn cần phải lưu ý tránh một số thực phẩm ngay trong thời kỳ vết thương đang lên da non như: rau muống, xôi, đồ nếp, thịt gà, lòng trắng trứng, thịt bò, hải sản và đồ tanh…

Ngược lại, một số thực phẩm hỗ trợ vết thương nhanh lành và đẩy lùi sẹo như các loại rau như rau cải, rau ngót, rau má, chùm ngây, diếp cá, hành tây… đây đều là các loại rau lành tính có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, nhanh lành vết thương và hạn chế sẹo. Ngoài ra, bạn nên ăn thịt heo nạc kho cùng nghệ tươi là món ăn rất tốt vì nghệ có 1 lượng lớn curcumin có khả năng chống oxy hóa cao, kháng viêm rất hữu hiệu đồng thời ngăn chặn hình thành sẹo lồi…

Các sản phẩm tự chăm sóc hỗ trợ tình trạng sẹo của bạn?

Dưới đây là một số sản phẩm và phương pháp hỗ trợ quá trình điều trị sẹo ở vết thương của bạn:

Cách chăm sóc vết thương tránh để lại sẹo
Cách chăm sóc vết thương tránh để lại sẹo

Trị sẹo thiên nhiên

Dân gian thường dùng củ nghệ như một liệu pháp thiên nhiên để điều trị sẹp, cách thức rất dễ dàng, bạn có thể sử dụng nghệ tươi hoặc các chế phẩm như tinh bột nghệ, tinh chất, kem nghệ để bôi lên vùng da đã tróc vảy sạch. Nghệ có lượng lớn curcumin ngăn chặn hình thành sẹo.

Kem chống nắng

Việc ngăn ánh nắng mặt trời tiếp xúc với sẹo là vô cùng quan trọng để làm mờ và ngăn chúng ngày càng sậm màu hơn. Bạn nên sử dụng kem chống nắng thoa nhẹ nhàng, thường xuyên lên vùng da tổn thương để hạn chế những tác dụng không mong muốn do ánh nắng mặt trời.

Kem trị sẹo

Trên thị trường có bán các dòng kem trị sẹo chuyên dụng, loại kem này có thể giúp làm mờ dần một số vết sẹo đen hay còn gọi là vết tăng sắc tố. Bạn hãy tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ da liễu về việc sử dụng loại kem này.

Ngoài các phương pháp nêu trên, nếu vết thương nặng và có sẹo khá to khiến mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới cuộ sống của bạn, bạn có thể tìm đến những công nghệ trị sẹo tiên tiến như tiêm các chất làm đầy như collagen hoặc chất béo ngay lập tức có thể làm đầy các vết sẹo lõm; tiêm steroid giúp làm phẳng dần sẹo lồi; kỹ thuật siêu mài mòn da Microdermabrasion; sử dụng tia laser để tái tạo bề mặt da hoặc phẫu thuật. Chỉ cần bạn lưu ý nhớ đến các sơ sở y tế hoặc thẩm mỹ có uy tín để các bác sĩ, chuyên gia tư vẫn cho bạn phương pháp tốt nhất.

Những vết sẹo xấu xí mà các vết thương hay mụn để lại là sẽ gây mất thẩm mỹ. Hãy chăm sóc vết thương đúng cách cũng như sử dụng các biện pháp điều trị phù hợp để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng sẹo của mình nhé!

Theo http://ytevietnam.net.vn : Mai Anh - Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur