Nữ Bác sĩ lớn tuổi đặt chân lên ghế bị xem xét hình thức xử lý

Liên quan đến vụ bác sĩ đặt chân lên ghế tại Bệnh viện Mắt TW, Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế đã yêu cầu Hội đồng xem xét hình thức xử lý.

Ngày 14/09/2017, 04:18:44   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 5323

Theo trang tin tức y tế Việt Nam thì trước đó, nữ bác sĩ lớn tuổi khi đang khám mắt cho bệnh nhi đã đặt chân lên ghế và nói chuyện với bệnh nhân. Một người đàn ông đã quay lại và lên án thái độ đó. Sau đó, để làm rõ Bác sĩ đã bị dừng chuyên môn để điều tra và xem xét hình thức xử lý.

Nữ Bác sĩ lớn tuổi đặt chân lên ghế bị xem xét hình thức xử lý

Nữ Bác sĩ lớn tuổi đặt chân lên ghế bị xem xét hình thức xử lý

Bộ Y tế yêu cầu xem xét hình thức xử lý nữ bác sĩ Bệnh viện Mắt TW

Liên quan đến vụ bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương gác chân lên ghế khi thăm khám và trao đổi với gia đình người bệnh, ngày 11/9, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã nhận báo cáo giải trình của Bệnh viện Mắt Trung ương về phản ánh tinh thần, thái độ làm việc của nhân viên y tế.

Sau khi nghiên cứu, xem xét, ngày 12/9, Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế có ý kiến chỉ đạo Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp tục xử lý vụ việc trên.

Tiếp theo chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh qua đường dây nóng ngày 11.9, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị Bệnh viện thành lập Hội đồng xem xét hình thức xử lý theo quy định hiện hành.

Đồng thời nghiêm túc chấn chỉnh thái độ, phong cách làm việc của nhân viên y tế trong Bệnh viện, thực hiện đúng quy định về việc triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

Kết quả giải quyết vụ việc, đề nghị báo cáo về Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế trước ngày 25.9 để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.

Nghề Y cần tiếng nói công bằng từ các nhà lãnh đạo?

Nếu như với những nghề khác, người dân có thể phải chờ đợi, phải bon chen, xếp hạng, thậm chí tự phục thì tại sao với nghề Y, họ lại xem đây là ngành dịch vụ mà họ có quyền yêu cầu được phục vụ nhanh nhất, chính xác nhất, tốt nhất với chi phí rẻ nhất. Thật vô lý phải không?

Nghề Y cần tiếng nói công bằng từ các nhà lãnh đạo?

Nghề Y cần tiếng nói công bằng từ các nhà lãnh đạo?

Nói đi cũng phải nói lại, khi nói về người bác sĩ, chúng ta đừng nên hoàn hảo hóa quá, vì họ không phải là thánh nhân, không phải là đấng tối cao, đôi khi họ cũng có những lúc rất con người, rất bản năng và cũng mắc sai sót như bất kỳ ai. Vụ việc nữ bác sĩ vô tình đặt chân lên ghế như một thói quen không phải là chuyện lớn nếu người đàn ông kia nhắc nhở và không quay clip lại để chất vấn, lên án và soi mói. Để những anh hùng bàn phím không có cơ hội xỉa sói, bới móc nghề Y. Vụ việc kia cũng chẳng khiến nhiều người quan tâm nếu như không có quá nhiều cái nhìn đay nghiến và ác ý. Con người ta sống với nhau nên đặt vị trí của nhau mà đánh giá, bệnh nhân muốn bác sĩ phục vụ tốt nhất nhưng bác sĩ cũng chỉ là con người, làm sao đáp ứng hết được. Thế nên cần hơn hết tiếng nói và cái nhìn khách quan từ lãnh đạo. Liệu qua sự việc lần này, nữ bác sĩ có còn đủ dũng cảm để tiếp tục khám chữa bệnh như nhiều năm qua chị vẫn làm, liệu có còn ai khi theo Y nghiệp còn dám đặt chân lên ghế vài phút vì mỏi mệt. Và có lẽ ngành Y tế chúng ta sẽ chẳng thế nào khá lên khi chúng ta góp ý bằng cách soi mói chữ không phải là góp ý để cùng nhau tiến bộ. Chuyện nghề Y vẫn còn đó những câu chuyện buồn.

Âu cũng là cái nghiệp, nghề cũng bạc bẽo như màu áo, đã theo nghề Y chớ đòi hỏi công bằng và sự thông cảm. Dù ở đâu, người thầy thuốc cũng không thể hoàn hảo và làm hài lòng tất cả. Vậy nên, nếu đủ yêu, đủ bản lĩnh đánh đổi nhiều thứ, bạn hãy cứ làm bác sĩ.

Nguồn theo Báo Infonet