Nghề y không như là mơ!

Người ta thường mơ về một công việc bác sĩ đạo mạo, nhàn hạ mà thu nhập cao, dễ giàu nhưng thực tế những người làm nghề tâm sự thì nghề y không như là mơ.

Ngày 06/09/2017, 08:36:11   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 3260

Khi còn học THPT, nhiều em học sinh không hề biết rằng cái nghề mà người ta ngợi ca là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, đặc biệt nhất trong những nghề đặc biệt”, đôi khi còn áp lực, nhọc nhằn và chứa đựng những nỗi khổ không ai thấu.

Nghề y không như là mơ!

Nghề y không như là mơ!

Nghề Y giàu nhọc nhằn và lo toan

Nếu ai đó nói với bạn, “làm nghề Bác sĩ thì bạn rất dễ giàu” thì đừng vội phản đối vì nghề Y cho người làm nghề những thứ mà nghề khác không thể so sánh nổi. Giàu thật đấy không phải là giàu về tiền bạc, vật chất, giàu về địa vị mà giàu những lo toan, giàu áp lực và nhọc nhằn. Chuyện nghề Y đã ghi lại biết bao câu chuyện hi sinh của người trong ngành. Hi sinh tuổi trẻ, sức khỏe, tiền bạc, thời gian và cái hi sinh lớn nhất của người nghề Y chính là hi sinh tâm đức vì sự nghiệp “chữa bệnh cứu người”. Vậy nên ông cha ta mới nói “cứu một mạng người còn hơn xây 7 tòa tháp”. Việc làm của người nghề Y cũng nhọc nhằn như thế.

Tại sao nói làm bác sĩ không giàu có về tiền bạc? Bởi theo thống kê mới nhất về mức thu nhập của 18 nghề phổ biến nhất được khảo sát thì nghề Y nằm trong danh sách với thứ tự 17. 17/18 nghề có thu nhập phổ biến, một mức thu nhập khiến nhiều bạn học sinh hụt hẫng khi bước chân vào giảng đường Đại học Y Dược rồi bước vào nghề với tâm thế hoang mang lo lắng, không biết mình có đủ vững tâm, vững trí để đi theo đến cuối con đường Y nghiệp nhọc nhằn. 6 năm cho chặng đường có tấm bằng tốt nghiệp, mấy năm cho bác sĩ nội trú và cả đời người để chăm sóc bệnh nhân thì nghề Y vẫn là nghề giàu tình thương, giàu tính nhân văn, giàu sự hi sinh và giàu những nhọc nhằn. Nếu không đủ vững lòng và giàu chí, bền gan thì bỏ dở chặng đường là điều sớm muộn mà thôi. Vì thế, nghề Y không như là mơ, giàu có về tiền bạc đúng nhưng chưa hẳn đã đủ để nói về cái nghề cần nhiều hơn thế. Trả thù lao cho 1 người học gần 10 năm để cầm dao mổ, đồng lương cho những người giỏi nhất trong những người giỏi nhất là bao nhiêu mới xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra. Nếu bạn muốn làm nghề Y để giàu thì quên ước muốn đó đi, nghề Y sinh ra không phải để làm giàu mà để chữa bệnh cứu người, hành thiện cứu đời.

Sự giằng co của trách nhiệm và mong muốn

Nỗi khổ của người làm nghề thầy thuốc là sự lựa chọn. Không chỉ gánh áp lực từ bệnh nhân, góc nhìn từ lãnh đạo Bệnh viện, đánh giá dư luận xã hội, nhận xét của người thân bệnh nhân mà người theo nghề Y còn phải đứng giữa sự giằng của 2 chiều của trách nhiệm và mong muốn. Theo chia sẻ của người trong cuộc bác sĩ, giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trên trang Y tế Việt Nam thì khi làm Bác sĩ một phần muốn đem đến những thứ tốt nhất cho bệnh nhân của mình, còn mặt kia thì phải cân nhắc để trách nhiệm thuộc về mình là ít nhất. Thuốc tốt nhất để điều trị nhưng BHYT có chi trả hay không thì bác sĩ phải là người xuất toán và chịu trách nhiệm. Muốn chăm sóc cho bệnh nhân đúng quy trình làm việc nhưng trách nhiệm làm người thầy thuốc có cho phép bản thân chậm trễ khi chứng kiến cảnh bệnh nhân thoi thóp.

Sự giằng co của trách nhiệm và mong muốn

Sự giằng co của trách nhiệm và mong muốn

Cuộc đời này sinh ra, không ai có quyền lựa chọn mình là ai nhưng ta có quyền lựa chọn cách sống và người ta muốn trở thành. Nghề Y cũng vậy, đã là một thầy thuốc thì lương tâm mới là điều cần nhất. Giỏi thôi chưa đủ, còn cần thêm sự vững tin, bền chí và kiên trì mới có thể đánh gục những bon chen, lo toan ngoài kia. Làm nghề Y hay bất kỳ nghề nào cũng cần một ánh mắt, một cái nhìn công bằng về những hi sinh, khách quan cho những sai sót và cần hơn thế là cái nhìn đồng cảm, thương yêu từ đồng loại ngoài kia. Nghề Y đẹp hay xấu, bác sĩ tốt hay không tốt nên nhìn nhận thật công bằng. Họ xứng đáng được đối xử công tâm,

Trang Minh