Những dấu mốc quan trọng trong đường đời của một bác sĩ giỏi

Cũng là con người, cũng trải qua kiếp luân hồi của tạo hóa vạn vật, cũng “sinh – lão- bệnh- tử” như ai kia nhưng thực ra đường đời của bác sĩ chỉ là tìm và kiếm?

Ngày 07/06/2017, 07:09:45   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 15130

Những người giỏi nhất thì học và phấn đấu để tìm một môi trường làm việc lý tưởng và kiếm một khoản tiền tương xứng với sự nỗ lực của bản trong nhiều năm tháng tuổi trẻ cống hiến. Đường đời của một người thầy thuốc âu chỉ gói gọn trong những dấu mốc nhất định mà thôi.

Những dấu mốc quan trọng trong đường đời của một bác sĩ giỏi

Những dấu mốc quan trọng trong đường đời của một bác sĩ giỏi

Tự biến mình thành một đứa tự kỷ để đỗ vào trường Y (6 – 18 tuổi)

Dấu mốc đầu tiên và gần như không thể khác được để trở thành một thầy thuốc, một bác sĩ, một thiên thần áo trắng trong mắt bao nhiêu người thì bạn phải tự biến mình thành một đứa trẻ tự kỷ không hơn không kém để đỗ vào trường Y. Thậm chí có người mất nhiều năm tuổi trẻ đẻ dùi mài kinh sử, để phấn đấu trở thành sinh viên của ngôi trường đại học y dược ấy. Đó là khoảng thời gian từ khi bạn 6 tuổi, bước vào lớp 1 đến khi hết lớp 12. Dần dần ý thức học, học nữa, học mãi, học cho đến khi dành được tấm vé sinh viên trường Y mới thôi.

Có người học và thi, thi rồi lại học đến dăm ba lần để được cái danh xưng ấy, một phần tuổi trẻ đã đánh đổi để hoàn thiện ước mơ trở thành bác sĩ. Chẳng còn giờ ra chơi, chẳng còn trò chơi tuổi thơ ngày. Chỉ những đứa trẻ rất giỏi, rất ngoan thì mới xứng đáng để thi đỗ vào trường Y dược. “Nhất Y Nhì Dược” từ lý do này mà ra. Vậy nên khi em họ tôi quyết định đăng ký Cao đằng Y Dược Hà Nội thay vì thi lại vào đại học sau 2 lần trượt đã được cả nhà ủng hộ.

Học nữa, học mãi…để có tấm bằng tốt nghiệp (19 đến 24 tuổi)

Không hề giống với bất kỳ một môi trường đào tạo nào khác, các Cao đẳng Dược Hà Nội - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng là một ví dụ sẽ là môi trường đào tạo đầy khắc nhiệt nếu bạn không thực sự nghiêm túc để học và phấn đấu cho sự nghiệp đó. Nhiều năm cho một tấm bằng, cho những kỹ năng thành thục đến nhắm mắt vẫn tiêm được, vẫn thực hiện thủ thuật chính xác đến từng milimet. Vào trường đã khó ra được trường, cầm tấm bằng cũng chẳng dễ dàng gì. Đó cũng là tâm sự sinh viên ngành y nhiều năm qua ở bất kỳ một hành lang bệnh viện, giảng đường Y Dược hay trong suy nghĩ của những thầy thuốc.

Học nữa, học mãi…để có tấm bằng tốt nghiệp (19 đến 24 tuổi)

Học nữa, học mãi…để có tấm bằng tốt nghiệp (19 đến 24 tuổi)

Khi các bạn khác thì đi học như đi chơi còn sinh viên ngành này thì đi học như đi đày, họ đi thực tập để khám phá điều mới mẻ còn những thầy thuốc tương lai thì đi thực tập là đi vượt vũ môn, đi trực là đi thử thách sức chịu đựng của bản thân khi trực đến sáng rồi tự biết mà gượng đến giảng đường học lý thuyết vào sáng hôm sau.

Học tiếp hoặc lang thang làm không công, tiếp tục ăn bám (24 đến 30 tuổi)

24 tuổi khi bạn bè cùng trang lứa phần đã lập thành gia thất, lo chuyện chồng vợ, người sớm thì đã có con bế còn bồng còn với những bác sĩ tương lai, tốt nghiệp từ các trường đại học mới bắt đầu bon chen vào một chặng đường mới. Đường đời đầy gian truân ngoài kia mới thực sự là thử thách với những sinh viên suốt ngày chỉ biết sách vở. Lúc này dù bạn có học y học cổ truyền hay ngành khác thì chuyện phải làm không công để tìm kiếm cơ hội cho mình chẳng chừa một ai. So với các bạn có thể có học lực kém hơn, kém chăm chỉ hơn thì bác sĩ với tấm bằng tốt nghiệp trong tay chỉ là kẻ chậm tiến hơn, nghèo nàn và kiếm tiền kém hơn rất nhiều. Liệu bao nhiêu năm học hành, cố gắng, phấn đấu và hi sinh liệu có xứng đáng?

Tìm kiếm, khẳng định vị trí nghề nghiệp và bắt đầu kiếm tiền (30 tuổi đến 50 tuổi)

Chia sẻ với gánh nặng cơm áo gạo tiền chỉ khi bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, có kinh nghiệm trong nghề, đã từng làm việc ở bệnh viện và các cơ sở y tế thực sự chất lượng để khẳng định được năng lực của mình. Thay vì bon chen học hành, thi cử, điểm số thì giờ họ lao vào bon chen với đồng tiền, với từng giây phút thảnh thơi để lo cho cuộc sống riêng và gia đình của mình. Những người làm trong ngành Y tế Việt Nam hẳn hiểu điều này hơn ai hết. Thậm chí có người đến độ tuổi này mới tự tin để lập gia đình và nghĩ đến hạnh phúc riêng tư. Và từ giây phút ấy họ xem việc chữa bệnh cứu người một cách không khoan nhượng, cứu người và kiếm tiền quan trọng như nhau.

Phấn đấu và hi sinh cho sự nghiệp cho đến khi nhận ra mình đã già

Phấn đấu và hi sinh cho sự nghiệp cho đến khi nhận ra mình đã già

Hưởng thụ thành quả của đời người thì đã muộn (sau năm 50 tuổi)

Thông thường thầy thuốc giỏi chỉ có thể hưởng an nhàn và thời hậu vận, khi người đã yên ổn phần đời thì họ mới chập chững bước vào đường đời và khi người ta đã phần nào hài lòng thì họ mới bon chen kiếm tiền. Cuối cùng từng tháng ngày bươn chải ấy đổi lại cuối đời mới nhận ra đánh đổi quá nhiều cho sự nghiệp học hành và chết dần theo những mục tiêu vô nghĩa.

Trang Minh