Vì sao nói Ngành Y trong chán ngoài thèm?

Đua nhau vào Đại học Y Dược đẩy đầu vào lên mức ngất ngưỡng nhưng chỉ cần đặt chân không đúng chỗ, bạn sẽ mất nghề ngay. Ngành Y trong chán ngoài thèm quả chẳng sai?

Ngày 14/09/2017, 08:28:48   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 3207

Theo đó, những bạn trẻ với điểm thi cao chót vót luôn đặt cho mình mục tiêu đầu tiên là đỗ vào trường Đại học Y Dược còn khi đã trở thành Bác sĩ rồi thì xin nghỉ việc ồ ạt vì áp lực và chế độ đãi ngộ thiếu công bằng. Nhưng thực sự vì sao ngành Y lại luôn ở trong tư thế “trong chán ngoài thèm”?

Vì sao nói Ngành Y trong chán ngoài thèm?

Vì sao nói Ngành Y trong chán ngoài thèm?

Nghề Y ngày càng khổ bởi áp lực từ dư luận xã hội

Câu chuyện cách đây không lâu khiến dư luận bàn tán xôn xao, bức xúc và đau đầu tìm cách giải quyết trong kỳ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2017. Cụ thể, sau khi biết điểm thi, nhiều bạn thí sinh điểm cao vẫn tự tin đăng ký xét tuyển vào đại học khối ngành Y Dược, đặc biệt là các ngành hót như Y đa khoa. Đương nhiên, nhiều thí sinh ồ ạt đăng ký thì trường sẽ lấy điểm chuẩn cao. Nhưng không ai có thể tưởng tượng được ngành Y Đa khoa của Đại học Y Hà Nội năm 2017 lấy mức điểm chuẩn “trên trời” ở mức 29,25 điểm. Số điểm gần như tuyệt đối ấy đã làm biết bao ước mơ của các bạn trẻ gục ngã ngay trước cửa trường Đại học Y Dược. Thế mới nói ngành Y có sức hút vô hình dành cho những bạn trẻ yêu nghề và mong muốn có được việc làm đúng chuyên môn sau khi ra trường.

Nghề Y ngày càng khổ bởi áp lực từ dư luận xã hội

Nghề Y ngày càng khổ bởi áp lực từ dư luận xã hội

Ngành Y trong chán ngoài thèm một phần do búa rìu dư luận bủa vây người làm nghề. Chưa bao giờ, sức mạnh truyền thông lại len lỏi vào từng tế bào của con người hiện đại. Chỉ cần một thông tin lan truyền tiêu cực thì nhân vật đó sẽ “một bước lên tiên” còn nếu như hình ảnh xấu lan rộng thì chỉ sau 1 đêm cả cuộc đời phấn đấu của bạn chỉ còn lại con số không. Cả đời khổ cực, hi sinh với thu nhập ít ỏi, đêm đi trực, sáng đi làm, tranh đấu với tử thần để giành giật sự sống của bệnh nhân rồi bệnh nhân quát mắng, thân nhân hành hung bất kỳ lúc nào, chỉ cần vô ý có hình ảnh không đẹp, không đúng tư thế theo quy định. Rồi đến câu chuyện hàng loạt bác sĩ nghỉ bệnh viện công rồi đầu quân cho bệnh viện tư để cải thiện cuộc sống, để giải quyết nỗi lo cơm áo gạo tiền cho gia đình riêng. Dư luận không những không hiểu mà còn lên án, chỉ trích, soi mói với lời lẽ ác ý, miệt thị với những người thầy thuốc từng được xem là “mẹ hiền”. Chuyện nghề Y xót xa đăng tải những câu chuyện buồn về nghề Y để làm cái cớ cho dân mạng xâu xé, soi mói. Đây chính là miếng mồi ngon lạnh để anh hùng bàn phím có cơ hội bộc lộc tài năng thiên bẩm.

Xin đồng loại hãy cảm thông nhiều hơn với người làm nghề Y!

Thông cảm là hai từ mà người thầy thuốc chúng ta cần nhất vào lúc này. Bởi đã không có công bằng thì cũng hãy nhìn họ bằng ánh mắt cảm thông nhiều hơn. Đồng lương của bác sĩ đứng ở vị trí 17 trên 18 nghề phổ biến nhất hiện nay khiến cuộc sống của họ đã vất vả lại càng vất vả thêm phần. Họ là người phải thức khi cả thế giới đang ngủ, đang cuộn mình trong chăn ấm bên người yêu thương, còn khi bệnh nhân đang đau đớn quằn quại với nỗi đau thể xác, người nhà đang gồng mình ôm nỗi đau tinh thần thì người thầy thuốc cũng đang phờ phạc, thất thần sau đêm dài gắng gỏi đồng hành cùng bệnh nhân. Nhưng bệnh nhân lại cần được phục vụ với chất lượng tốt nhất, chỉ cần nhìn thấy một cái gác chân không đẹp, một cái ngáp vội vàng lúc quá mệt mỏi trong đêm thâu rên rĩ và tiếng còi xe cấp cứu cũng đã bị lên án. Chuyện trên trang tin tức y tế mới nhất nữ bác sĩ và bệnh nhân vừa qua chả có gì to tát vì lời lẽ nhẹ nhàng và lịch sự. Chị không hề cố ý để chân như thế, ngay chị cũng không khẳng định mình đúng. Nhưng hình ảnh vô thức, kém đẹp ấy đâu đáng bị lên án như thế!

Xin đồng loại hãy cảm thông nhiều hơn với người làm nghề Y!

Xin đồng loại hãy cảm thông nhiều hơn với người làm nghề Y!

Cụ thể với sinh viên ngành Y của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khi đi thực tập đêm hôm ở bệnh viện mệt mỏi, nhiều khi còn phải đi đổ bô nước tiểu cho bệnh nhân mà hơi tý đã bị đưa hình ảnh kém đẹp lên mạng xã hội để lên án. Điều đó thật không công bằng chút nào. Ngay từ khi còn là sinh viên thì họ đã phải học với khối kiến thức rất nặng, ngoài lý thuyết còn thực hành rồi đi trực, đồng lương ra trường bèo bọt. Vậy mới nói ngành Y trong chán ngoài thèm quả chẳng sai.

Trang Minh – Ytevietnam.net.vn