“Thần dược” của bệnh viêm dạ dày- Lá Khôi

Trong y học, lá khôi là một vị thuốc quý, đặc biệt trong điều trị bệnh đau viêm loét dạ dày tá tràng. Bên cạnh đó còn giúp làm săn se vết loét, làm lành dạ dày tá tràng nhanh chóng. Các bạn cùng tôi chia sẻ thông tin cần thiết về dược liệu này nhé!

Ngày 02/06/2022, 07:44:45   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 368

Hình ảnh lá khôi

Mô tả đặc điểm thực vật

  • Tên dược liệu: Lá khôi
  • Tên gọi khác: Cây khôi, cây khôi nhung, cây khôi tía, cây đơn tướng quân, cây độc lực, …
  • Tên gọi khoa học: Ardisia silvestris Pitard.
  • Thuộc họ: Myrsinaceae (Đơn nem)
  • Cây Lá khôi là loài thực vật nhỏ, thân có màu xanh, mọc đứng, cao khoảng 1.4 – 2m. thân rỗng xốp trong, không hoặc phân nhánh ít.
  • Lá mọc so le, tập trung nhiều ở ngọn, mép lá nguyên, rộng 5 – 10cm, dài 25 – 40cm, mặt trên lá có gân nổi rõ và phiến lá có màu xanh lục/ tía.
  • Hoa mọc chùm, kích thước nhỏ, chùm hoa dài khoảng 8 – 15cm. Quả mộng, có màu đỏ khi chín. Cây khôi ra hoa vào tháng 5 – 7 và ra quả vào tháng 7 – 9.
  • Cây lá Khôi có 2 loại: Khôi trắng và Khôi tía. Cả 2 đều có cộng dụng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày như nhau.
  • Lá Khôi tía: có mặt dưới màu tím mặt trên màu xanh, có lông nhỏ mịn.
  • Lá Khôi trắng: có cả 2 mặt đều màu xanh và không có lông mịn.
  • Phân bố: Cây Lá khôi mọc hoang nhiều tại rừng rậm miền thượng du các tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng…
  • Bộ phận dùng, thu hái, chế biến:
  • Bộ phận dùng: chủ yếu là lá
  • Thu hái: Người ta thu hái lá Khôi vào tháng 8 – tháng 9, khi đã ra quả. Khi hái sẽ chọn những lá khỏe, to, không bị sâu úa.
  • Chế biến: Sau khi hái, đem lá Khôi rửa sạch, phơi nắng cho mềm rồi ủ trong râm. Có thể sao lên để dùng.

Thành phần hóa học trong lá khôi

Trong cây lá khôi chủ yếu có 2 thành phần hóa học như:

Tanin: Làm chậm quá trình oxy hóa tế bào, ức chế sự lây lan nhanh chóng của các tế bào ung thư.

Glycoside: làm cho hệ tim mạch hoạt động khỏe mạnh và được bảo vệ. Đây cũng là chất tham gia vào quá trình cải thiện chức năng của hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ, suy nhược thần kinh

Ngoài ra, lá khôi còn có chứa lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tác dụng - công dụng chữa bệnh của cây lá khôi

Tác dụng – Công dụng của lá khôi theo Y học cổ truyền

Trong cổ truyền y học, lá khôi có tính hàn, vị chua và được quy vào kinh Vị ,Tỳ. Được y học cổ xưa sử dụng dược liệu này nhờ có tác dụng:

  • Giúp tiêu độc, loại bỏ độc tố tích tụ, thanh mát cơ thể.
  • Sử dụng lá khôi tía chữa đau dạ dày.
  • Giảm bình can, can khí uất.
  • Kháng khuẩn và chống dị ứng.
  • Hỗ trợ điều trị những bệnh lý như mề đay, mẩn ngứa, ghẻ lở…
  • Điều trị viêm họng, đau rát họng ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Tác dụng – Công dụng của lá khôi theo y học hiện đại

DSCKI - Thầy Quốc Trung - giảng viên Trường Cao đẳng Dược Pasteur chia sẻ: Đây một công dụng nổi bật nhất được nhiều chuyên gia đánh giá cao là có khả năng chữa trị các bệnh về dạ dày. Thành phần trong cây này làm giảm quá trình tiết axit trong dạ dày. Nhờ đó, người bệnh có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh đau dạ dày, cường độ cũng như tần suất của các cơn đau. 

Cây lá khôi thuốc trị bệnh về dạ dày hiệu quả

Với các hoạt chất có lợi đó, lá khô còn chữa trị được các bệnh

1 - Tiêu diệt vi khuẩn HP- Hỗ trợ điều trị dứt điểm các bệnh về dạ dày

Dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, là do Vi khuẩn HP, là trong những nguyên nhân hàng đầu lâu dần phá hủy tế bào dạ dày gây ra ung thư. Sử dụng lá khôi giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, phục hồi chức năng dạ dày và phòng chống oxy hóa, hình thành khối u.

Dùng 8-10g lá khôi tươi hoặc khô đem rửa sạch rồi cho lên bếp đun cùng với 700ml nước lọc trong 25 – 30 phút thì tắt bếp. Loại nước này có thể uống thay trà hàng ngày, nên uống vào buổi sáng sẽ rất tốt cho dạ dày.

2 - Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa

Những vấn đề về tiêu hóa như ăn uống kém, khó tiêu, đầy bụng. Khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém do chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa không tốt. Dùng lá cây này để giải quyết những tình trạng trên.

Dùng lá khôi khô,khổ sâm và nhân trần, bồ công anh, mỗi loại dùng 8 – 12g, cùng với 10g chút chít .Tất cả sao vàng rồi cho vào cối nghiền thành bột mịn, uống 10g mỗi ngày  với nước ấm.

Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Uống nước lá thảo dược này thường xuyên sau mỗi bữa ăn sẽ giúp giảm các triệu chứng, ợ chua, ợ hơi, trướng bụng gây khó chịu, cũng như cải thiện hệ tiêu hóa đáng kể.

3 - Giải tỏa căng thẳng, stress

Người bị căng thẳng, stress, áp lực, trí nhớ kém, suy nhược thần kinh, ngủ không ngon giấc đểu có thể sử dụng dược liệu lá này để điều trị bệnh.

4 - Chữa đau dạ dày, triệu chứng xuất hiện cả khi đói hay no

Với các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra, bạn hãy dùng bài thuốc như sau:

La khôi 20g kết hợp 20g chè dây,15g bồ công anh ,15g cây dạ cẩm, sắc với 700ml nước uống, dùng khi còn nóng ấm trong ngày, uống khi còn ấm sẽ hiệu quả hơn.

5 - Bài thuốc trị ghẻ lở

Để trị ghẻ lở, dùng một nắm lá dược liệu này rửa sạch, đun cùng với nước để tắm mỗi ngày. Khi tắm nhớ dùng xát lá chà xát vào những vùng bị lở, nốt ghẻ. Tắm nước lá thường xuyên 3-4 lần/tuần các vết ghẻ lở sẽ nhanh chóng lành lại.

Hoặc kết hợp dùng ngoài để vừa tắm, vừa uống trong cùng với tầm phóng trong vòng 5 – 7 ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.

6 - Bài thuốc trị chứng mẩn ngứa do dị ứng

Khi bị nổi mẩn ngứa, mề đay do dị ứng, dùng 15g mỗi vị bao gồm lá đơn đỏ, lá đơn nem, đơn kim và lá khôi.

Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào nồi sắc nước uống. Thực hiệu sắc uống liên tục trong vòng 15 – 20 ngày các nốt dị ứng sẽ lặn đi mau và không để lại sẹo.

Nước lá khôi

7 - Thảo dược giúp giảm tình trạng viêm họng, viêm phế quản

Lá khôi chữa trị được bệnh viêm họng, viêm phế quản. Nhất là trẻ nhỏ, hệ miễn dịch kém rất dễ bị viêm họng, viêm phế quản.

  • Dùng 100gram lá khôi, 100gram bột nếp và mật ong tươi.
  • Sơ chế và rửa dược liệu lá khôi bằng nước sạch, để ráo nước.
  • Đun lá lá khôi cùng 400ml nước, đun cho tới khi chỉ còn khoảng ⅓ lượng nước ban đầu thì bỏ phần lá ra rồi cho bột gạo nếp, mật ong vào cùng khuấy đều.
  • Để lửa thật nhỏ cho tới khi các nguyên liệu hòa tan cùng nhau, tạo thành một hỗn hợp đặc thì tắt bếp.
  • Để nguội thuốc và vo thành từng viên nhỏ để tiện sử dụng.
  • Sử dụng ngày 2 viên/lần tình trạng đau họng sẽ giảm, dùng khoảng 3 – 4 ngày để thấy được hiệu quả tốt của thuốc.

8 - Bài thuốc chữa trị bệnh thấp khớp

Chẩn bị các nguyên liệu : 12gr lá khôi, 12gr lá bạc thau, 12gr lá đơn mặt trời, 10gr dây kim ngân, 8gr lá thông,16gr ké đầu ngựa,16gr rễ gối hạc

  • Sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị và đem sắc thuốc cùng một lượng nước vừa đủ.
  • Cần cho nước ngập các thảo dược trên và đun trong khoảng 20 – 25 phút thì tắt bếp.
  • Chia phần thuốc thành 3 lần uống và chỉ sử dụng trong ngày.
  • Kiên trì dùng sẽ thấy các cơn đau sẽ giảm dần, các triệu chứng cũng dần dần biến mất.

Những chú ý khi sử dụng bài thuốc từ được liệu lá khôi

Dù dược liệu có tốt cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải lưu ý những điều sau đây để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Phải lưu ý dùng đùng liều lượng, không nên dùng thuốc quá nhiều hoặc quá ít, sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.
  • Khi dùng cần phải tìm hiểu về những món ăn kiêng kỵ tránh trường hợp có những thực phẩm kỵ với các thành phần của thuốc.
  • Trường hợp sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú, cần làm theo những chỉ dẫn của những chuyên gia hoặc người có chuyên môn.
  • Không sử dụng bia rượu và các chất kích thích trong quá trình sử dụng, có thể ảnh hưởng tới dược tính của thảo dược.
  • Nên dùng nồi đất hoặc ấm bằng sứ để sắc thuốc, tránh sử dụng dụng cụ bằng kim loại, ảnh hưởng tới dược tính của thảo dược.

Với những công dụng tuyệt vời về dược liệu lá khôi – thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc đông y. Và rất hiệu quả trong điều trị đặc biệt là “thần dược” của bệnh viêm dạ dày. Tuy nhiên cần phải chú ý khi sử dụng sẽ giúp người bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị./.

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung