La bặc tử: Vị thuốc từ hạt cải củ giúp tiêu thực, trừ đờm

Vị thuốc La bặc tử là hạt già của cây cải củ (Raphanus sativus L.) thuộc họ Chữ thập (Brassicaceae), vị thuốc này có tác dụng về trừ đờm và đường tiêu hóa như tiêu thực, trừ trướng.

Ngày 17/03/2022, 02:07:09   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 309

La bặc tử vị thuốc tiêu thực, trừ đờm

Vị thuốc La bặc tử

Bác sĩ YHCT giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tác dụng của vị thuốc La bặc tử giúp tiêu thực; trừ trướng và trừ đờm; dùng chữa chứng thực tích (tiêu hóa), khí trệ ở trung tiêu, đàm suyễn khái thấu (ho suyễn có đàm).

Thành phần hóa học: Hạt cải củ có chứa dầu béo, tinh dầu, β, γ - sitosterol, và một số chất kháng khuẩn có sulfua,…

Tính vị quy kinh: Vị cay ngọt; tính bình; vào kinh tỳ; vị và phế.

Công năng chủ trị: Tác dụng vị thuốc giúp tiêu thực, trừ trướng (giáng khí), trừ đờm. Chữa các chứng tiêu hóa thực tích, khí trệ ở trung tiêu, đàm suyễn khái thấu (ho suyễn có đàm).

Liều dùng: 6g - 12g.

Kiêng kỵ: La bặc tử có thể hao tổn khí (sức lực) không dùng cho người có sức yếu (khí hư) không bị tích thực hay đờm trệ đọng.

Hạt cải củ già cho vị thuốc La bặc tử

Một số đơn thuốc có vị thuốc la bặc tử

Đưa hơi xuống, cắt cơn hen suyễn:

+ 12g - hạt cải củ sao; 12g - hạt tía tô. Sắc nước uống. Chữa viêm phế quản mạn tính ở người già.

+ Tam tử dưỡng thân thang: 12g - hạt cải củ sao; 12g - hạt tía tô sao; 12g - bạch giới tử sao. Tán thành bột thô, cho vào trong một túi vải, nấu với  400 ml nước sao cho sắc lại lấy 200ml. Chia uống 3 lần/ngày. Công dụng chữa viêm phế quản mạn tính, hen suyễn hơi đi ngược.

+ 12g - Hạt cải củ sao; 12g - hạnh nhân; 8g - cam thảo sống. Sắc nước uống. Công dụng chữa viêm phế quản mạn tính, ho có đờm nhiều.

+ Lấy liệu lượng bằng nhàu gồm: Hạt củ cải sao; hạt bồ kết đốt tồn tính. Tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm thành viên. Mỗi lần uống 4 gam, uống 2 – 3 lần/ngày. Công dụng trị đờm suyễn, ngực căng thở gấp

Giúp tiêu hóa:

Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM chi biết: Dùng cho các chứng bệnh về tiêu hóa kém, bị đầy khi ăn uống, hơi không lưu thông, tức ngực, bụng trướng.

+ 12g - Hạt cải củ sao; 8g - chỉ xác; 16g - thần khúc sao xém. Sắc nước uống. Công dụng với tiêu hóa kém, hôi miệng, trướng bụng, đại tiện khô.

+ 12g - hạt cải củ; 1 củ tỏi tươi. Nghiền thành bột hạt cải củ, giả nát tỏi củ rồi ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước ép tỏi, với nước ấm. Công dụng với lỵ đau mót đi ngoài.

Hạt tía tô

+ 30g - cỏ roi ngựa; 20g - binh lang; 12g các loại: thanh bì (sao); 16g - tô tử sao; 20g - củ gấu tứ chế; 16g - nghệ xanh sao; 12g - sa nhân; 30g - vỏ rụt; 20g - trần bì sao; 20g vỏ cau khô; 16g hạt cải củ sao; 12g - chỉ xác sao; 12g -  ô dược; 12g - mã đề bông sao. Các vị này sấy khô, tán thành bột mịn. Uống 3 lần/ngày, 12g/mỗi lần uống. Trẻ em tùy độ tuổi giảm liều lượng. Trị về xơ gan có dấu hiệu tiêu hóa (giai đoạn đầu).

Có thể kết hợp la bặc tử cùng với tiểu hồi hương và đại hoàng để chữa bí đại tiện đơn thuần.

Thực đơn có la bặc tử: Nghiền nát hạt củ cải tươi, uống cùng với nước hồ hoặc nước cơm dùng 6g/lần uống và uống 3 lần/ngày. Công dụng với các trường hợp ban sởi mọc chậm, mọc không đều, hoặc sau khi ban sởi mọc có viêm khí phế quản ho có đờm nhiều.

Nguồn: Y tế Việt Nam tổng hợp.