Hà Nội: Nhiều BV Công sẽ đóng cửa nếu không thể tự chủ tài chính từ 2018?

Từ 1/1/2018, nhiều bệnh viện công tại Hà Nội sẽ chính thức tự chủ về tài chính theo đúng lộ trình của Sở Y tế. Vì thế, nếu không có bệnh nhân, bệnh viện sẽ đóng cửa.

Ngày 21/12/2017, 08:25:06   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 9063

Cụ thể, theo thông tin chính thức được công bố từ Sở Y tế Hà Nội, quá trình tự chủ về tài chính ở bệnh viện công thuộc địa bàn Hà Nội đã triển khai đến khâu cuối cùng. Đây vừa là cơ hội cũng chính là thách thức rất lớn đối với cán bộ, nhân viên y tế ở các bệnh viện này.

Hà Nội: Nhiều BV Công sẽ đóng cửa nếu không thể tự chủ tài chính từ 2018?

Hà Nội: Nhiều BV Công sẽ đóng cửa nếu không thể tự chủ tài chính từ 2018?

Từ 1/1/2018, bệnh viện công chính thức tự chủ về tài chính

Nhằm bắt kịp với xu hướng và sự phát triển của thời kỳ hội nhập quốc tế, Sở Y tế Hà Nội đã trải khai quá trình tự chủ về tài chính ở các bệnh viện công. Thời điểm trải khai chính là từ ngày 1/1/2018 nhằm nâng cao chất lượng, khám chữa bệnh cho người dân hiện nay. Thông tin đã được đăng tải trên trang Y tế Việt Nam thu hút được sự quan tâm, chú ý của không ít người trong và ngoài ngành Y. Theo lời khẳng định của bà Trần Thị Nhị Hà, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, chính thức tự chủ chính là lúc mà các bệnh viện đã từng thuộc quản lý của nhà nước về kinh tế đã bắt đầu cuộc chiến của mình. Các bệnh viện phải “tự bơi” trong nền kinh tế thị trường đầy thách thức. Nếu có chất lượng và có sức hút bệnh nhân bằng chính uy tín, trình độ và sự phát triển của đơn vị mình không thể cạnh tranh nổi với các bệnh viện khác có cùng chức năng thì nguy cơ đóng cửa là tất nhiên. Đây chính là cơ chế hoạt động tương đương với một doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.

Chuyện nghề Y cũng đã chính thức ghi nhận được những suy nghĩ, lo lắng và trăn trở của những người làm trong ngành. Theo đó, khi tự chủ về tài chính thì việc chất lượng của bệnh viện chính là nguồn bệnh nhân nuôi sống cán bộ y tế. Tất cả các ý kiến phản hồi từ người nhà và người bệnh sẽ được tiếp thu theo kiểu mới, một cách công khai, minh bạch và nhanh chóng. Để có thể sống tốt trong thời buổi này bằng chế độ tự chủ tài chính thì tất cả các nhân viên y tế cần ý thức về trách nhiệm cần làm hài lòng người bệnh từ những việc nhỏ nhất. Đây là cách để nâng cao trách nhiệm, chất lượng và cũng tăng thêm nguồn thu cho bệnh viện và cán bộ y tế một cách chính đáng.

Từ 1/1/2018, bệnh viện công chính thức tự chủ về tài chính

Từ 1/1/2018, bệnh viện công chính thức tự chủ về tài chính

Nếu không năng động và thay đổi, nhiều bệnh viện công sẽ sớm đóng cửa

Cũng theo ý kiến của bà Trần Nhị Hà, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định thì lộ trình tự chủ của các bệnh viện công lập tại Hà Nội năm 2018, 2019, 2020 với các thông tin cụ thể như: bao nhiêu bệnh viện sẽ tự chủ, tự chủ bao nhiêu%, tự chủ vào thời điểm nào?... sẽ do Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét và phê duyệt. Vì thế, nhiều bệnh viện công sẽ đóng cửa nếu không thể tự chủ tài chính như các doanh nghiệp.

Hiện tại, theo thống kê trên địa bàn thủ đô Hà Nội có tổng cộng 41 bệnh viện, trong đó 5 bệnh viện tự chủ hoàn toàn (bệnh viện ĐK Hòe Nhai, Bệnh viện Tim Hà Nội, bệnh viện ĐK Xanhpon, bệnh viện ĐK Đức Giang, bệnh viện Mắt Hà Đông). Và còn lại là 36 bệnh viện sẽ thực hiện lộ trình phù hợp trong giai đoạn 2018 -2020. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một số bệnh viện được xét hoạt động theo ngân sách của thành phố như các bệnh viện hạng 3, bệnh viện lao, phong, tâm thần đặc thù. Bà Nhị Hà cũng nói thêm rằng: “Tự chủ là tất yếu bởi sẽ giúp các bệnh viện nâng cao chất lượng, phát triển dịch vụ y tế, đảm bảo sự phát triển lành mạnh giữa tư và công…”. Để thực hiện lộ trình tự chủ về tài chính thành công thì Sở Y tế cũng đã trao đổi với các đơn vị đã thực hiện mô hình thành công trước đó như các bệnh viện tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây chính là cơ sở để Sở Y tế Hà Nội chính thức triển khai và lộ trình tự chủ của các bệnh viện.

Trang Minh