Ai cũng biết để trở thành bác sĩ chữa bệnh cứu người, một người đã phải học tập và phấn đấu nhiều như thế nào. Vậy mới nói cuộc đời một bác sĩ chẳng khác nào một cuộc đua nhiều chặng. Họ đã phải phấn đấu và hi sinh nhiều quá đỗi, đổi lại chỉ toàn là những đắng cay, nhọc nhằn và không ít những thiệt thòi. Hãy cùng nhìn lại cuộc đời một bác sĩ để hiểu hơn về chặng đường họ đã đi qua.
- Điểm mặt gái ngành Y tuổi nào khi kết hôn chắc chắn sẽ làm chủ gia đình?
- Chỉ cần đến khoa Sản là nhìn thấu bản chất người đàn ông?
- Gái ngành Y muôn đời không sợ Ế chỉ sợ lấy nhầm chồng!
Cuộc đời của một bác sĩ chẳng khác gì một cuộc đua nhiều chặng?
Chấp nhận thành trẻ tự kỷ để được học trường Y (Từ 6 – 18 tuổi)
Đây được xem là dấu hiệu đầu tiên để người ta nhận ra những cô gái chàng trai ngành Y. Họ được mệnh danh là người giỏi nhất trong mỗi kỳ thi, luôn đứng đầu lớp về bảng điểm kết quả học tập từ cấp 1 cho đến cấp 3. Chưa kể, họ còn là ứng cử viên sáng giá cho những giải thưởng ở các môn tự nhiên. Trang tin tức y tế mới nhất cũng đã khẳng định điều này bằng những chia sẻ rất thật của những người học và làm ngành Y và quá trình cố gắng học tập nhiều ra sao. Theo đó từ năm bắt đầu vào lớp 1, 6 tuổi, họ đã được bố mẹ hướng cho một sự tập trung và nỗ lực không biết mệt mỏi. Cứ thế, đến năm cấp 2 rồi hết cấp 3, 18 tuổi, họ giống như một đứa trẻ tự kỷ, chỉ biết học và học, học ngày học đêm. Nhất là trước kỳ thi quyết định như kỳ thi THPT quốc gia hằng năm hay kỳ thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng để được học trường Y Dược, họ đã phải hi sinh và đánh đổi sức lực, trí tuệ và rất nhiều thời gian. Khi nhận được giấy báo đỗ, chặng đua đầu tiên của người ngành Y mới thực sự vào cuộc.
Dành cả tuổi thanh xuân để học và thi…(Từ 19 đến 24 tuổi)
Chuyện nghề Y cũng đã ghi lại được tâm sự của những trai xinh, gái đẹp đang theo học các trường Đại học Y Dược trên cả nước. Đây là thời thanh xuân đẹp nhất của mỗi người, kéo dài từ năm 19 đến năm 24 tuổi. Lúc này, bạn học hành chăm chỉ như một con mọt sách, chẳng biết đến những cuối tuần, những cuộc hẹn hò riêng tư với người mình yêu, giải trí và cuối tuần cũng chỉ để học và học. Điều này là bắt buộc với mỗi sinh viên vì nếu không theo kịp chương trình học vốn đã nặng, học thực hành xen với lý thuyết, chưa kể còn phải đi trực thường xuyên, ngoài khả năng đầu vào thì sức khỏe và sự bền bỉ trong học tập cũng sẽ là yếu tố giúp bạn ra trường đúng hạn. Lúc này, mọi người sẽ xem bạn đúng bản chất của một đứa mọt sách không hơn không kém. Vì học nhiều quá nên hầu hết trai gái ngành Y đều rơi vào tình trạng độc thân.
Dành cả tuổi thanh xuân để học và thi…(Từ 19 đến 24 tuổi)
Ra trường lang thang đi học việc, nâng cao chuyên môn (Từ 24 đến 30 tuổi)
Điều này hầu hết nhận thấy trên thực tế, sau khi tốt nghiệp, tôi cũng đã phải trải qua quãng thời gian mấy năm lang thang tìm nơi công tác, học việc. Từ 24 đến 30 tuổi, hầu hết những người học bác sĩ đều chưa thể làm việc của bác sĩ mà phải học thêm, nâng cao chuyên môn, học việc không công tại các bệnh viện hay các phòng khám. Nói chung nói về sự thăng tiến và thu nhập thì thụt lùi quá xa so với bạn bè cùng trang lứa theo học kinh tế, sự phạm, ngoại ngữ, báo chí…Thời gian này ngắn dài tùy vào mục tiêu của mỗi người. Vì thế, mới nói cuộc đua nhiều chặng của bác sĩ tại Việt Nam hãy còn dài lắm.
Thay việc học bằng việc bon chen kiếm tiền mưu sinh (Từ 30 đến 40 tuổi)
Sau khi ra trường 5 năm và đã khẳng định được năng lực, học được kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững vàng thì bạn cần bắt đầu chặng đua với sự bon chen trong công việc và cuộc sống. Bạn sẽ không được bố mẹ giúp đỡ như khi còn đi học hay đi học việc mà tự mình phải nếm trải những đắng cay trong nghề để kiếm tiền để xây dựng gia đình riêng của mình. Đến lúc này việc học đã được giảm đi phần nào. Thay vào đó là sự hi sinh, nỗ lực những ngày nghỉ cuối tuần để làm thêm, để gánh vác cơm áo gạo tiền với người thân.
Bắt đầu cuộc hành trình kiếm tiền một cách miệt mài (Từ 40 đến 50 tuổi)
Tiếp đó, khi bạn đã khẳng định được vị trí của mình trong công việc, kiếm tiền một cách miệt mài và không khoan nhượng thì đến độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi. Độ tuổi trung niên này được xem như chặng đường đua của một bác sĩ tại Việt Nam đã tạm thời giảm đi phần căng thẳng. Thay vào đó, giờ họ mới có chút thời gian để hưởng thụ bên người thân của mình. Có rất nhiều người ân hận vì đã không hưởng thụ sớm hơn, vì đã quá hi sinh cho cái nghiệp chữa bệnh cứu người.
Bắt đầu cuộc hành trình kiếm tiền một cách miệt mài (Từ 40 đến 50 tuổi)
Người ngành Y từ 60 tuổi đến chết thì sức khỏe suy sụp rất nhanh
Đến cuối đời thì bác sĩ không thể chữa bệnh được cho mình vì chặng đường đời học và phấn đấu quá nhiều đã khiến họ bị hao mòn sức lực quá lớn đối với người khác. Bởi thế, những người làm Y nghiệp thường có tuổi già rất ốm yếu, khi họ chết đi thì có rất nhiều bóng ma xung quanh mình thì cuộc đời gánh nhiều đau khổ.
Trang Minh