Chỉ có những bác sĩ THẤT ĐỨC mới VÒI TIỀN bệnh nhân!

Mỗi lần giảng cho sinh viên của mình bài học về Y đức, về đạo làm thầy thuốc chân chính, bác sĩ trẻ đều nói: “Chỉ có bác sĩ thất đức mới vòi tiền bệnh nhân”.

Ngày 06/03/2018, 08:26:56   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 2186

Liệu bài học ấy còn đúng với cái xã hội kim tiền trắng đen lẫn lộn, khi mà thân phận của thầy thuốc và bệnh nhân đã đổi ngôi, bệnh nhân chửi bác sĩ, người nhà đánh bác sĩ, khi hai chữ “Lương Y” gắn liền với cái suy nghĩ “vòi tiền bệnh nhân”, “đòi nhận phong bì”…

Chỉ có những bác sĩ THẤT ĐỨC mới VÒI TIỀN bệnh nhân!

Chỉ có những bác sĩ THẤT ĐỨC mới VÒI TIỀN bệnh nhân!

Ngành Y: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”?

Chưa bao giờ ngành Y trở nên nguy hiểm đến thế, chưa bao giờ số vụ bạo hành nghề Y lại tăng đột biến đến báo động chỉ trong 10 tháng gấp 3 lần như thời buổi này và chưa bao giờ tư tưởng quy chụp của xã hội lại khiến người bác sĩ lao đao đến kiệt quệ như thế. Chỉ vì cho rằng bác sĩ chỉ có tiền mới cứu người, mới cố gắng để người thân của mình được sống mà không ít những cán bộ nhà nước, nhân viên văn phòng, giáo viên, kỹ sư, những người có học vấn cao, có địa vị trong xã hội ra tay đánh người thầy thuốc không chút tiếc thương. Trang Tin tức y tế ngày càng cũng ghi nhận được những câu chuyện đau lòng như thế đến độc giả của mình. Buồn thay!

Có phải vì nhiều người cho rằng bác sĩ chỉ có tiền mới cứu người thân của họ, người thầy thuốc hi sinh cả tuổi thanh xuân tươi đẹp, cả sức lực và trí tuệ của mình bao năm chỉ để nhận lại một công việc có thể đứng lên trên người khác, có quyền yêu cầu được nhận “tiền” rồi mới cho kiến thức để cứu chữa bệnh nhân. Điều này là hoàn toàn sai lầm và có tính quy chụp rất cao. Đừng vì một “con sâu” mà làm “rầu nồi canh”. Đừng vì đây đó trên đất nước vẫn còn có những cán bộ, thầy thuốc, nhân viên y tế thực dụng, máu lạnh, vòi vĩnh, xách nhiễu người bệnh và thân nhân mà nhìn ngành Y với ánh mắt khinh miệt, bất công và rẻ rúng đến thế. Coi thường bác sĩ, coi thường pháp luật không khiến bạn trở nên đàng hoàng hơn. Bởi vì, nếu bác sĩ có hành động chưa đúng, chưa phải với bệnh nhân thì đã có điện thoại thông minh, camera, máy ghi âm làm bằng chứng.

bac-si-voi-tien-benh-nhan1

Ngành Y: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”?

Xét về góc độ pháp luật những nhân viên y tế như trường hợp được đăng tải trên trang Y tế Việt Nam về 1 bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa Kiên Giang đuổi bệnh nhân về vì cho rằng bệnh không chữa được vào ngày 4/3 vừa qua cũng đã phải trả giá bằng quyết định đình chỉ công tác 15 ngày và nhiều hình thức kỷ luật khác. Quy định này được cụ thể ở Luật khám chững bệnh, nghị định176/2013/NĐ-CP, thông tư 07/2014/TT-BYT, trong đó thông tư 05/2016/TT-BYT đã có cơ chế xử lý những hành vi nhũng nhiễu của cán bộ y tế. Người bệnh và thân nhân luôn được bảo vệ quyền lợi khi khám, chữa bệnh. Cớ sao người thầy thuốc đã vất vả với nghề còn chẳng được “yên thân” bởi nguy hiểm cứ rình rập, bệnh nhân không hài lòng có thể quát mắng, lớn tiếng với bác sĩ, người nhà kích động trong khi người bệnh đang chờ được điều trị, đang được dùng thuốc, được cho là không thể cứu chữa, đang chờ làm xét nghiệm...đều có thể dùng mọi thứ để hành hung người ngành Y. Phải chăng xã hội ngày càng bất công và “vô ơn” với nghề Y? Đây cũng là câu hỏi mà không ít bạn trẻ đang chuẩn bị tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đang có ý định đăng ký theo học ngành Y Dược đặt ra cho chính mình.

Liên tiếp hành hung bác sĩ vì cho rằng thầy thuốc là người phi thường?

Không phải ngẫu nhiên mà người ta ngày càng coi thường bác sĩ, coi thường luật pháp và đạo lý truyền thống của dân tộc. Nguyên nhân đến từ quan niệm, suy nghĩ và cái nhìn chủ quan được thêu dệt từ truyền thông đại chúng. Hầu hết những đối tượng có hành vi gây rối trật tự bệnh viện, hành hung nhân viên y tế, thái độ quát mắng người ngành Y đều cho rằng thầy thuốc là người phi thương. Thực tế đã chứng minh điều này là quan niệm sai lầm mang đến nhiều hệ lụy. Ai cũng nghĩ rằng bệnh gì bác sĩ cũng chữa được nên nếu bệnh nhân chết là do bác sĩ không muốn cứu, ai cũng cho rằng bác sĩ cái gì cũng biết nên có những trường hợp thầy thuốc bó tay, không thể điều trị tiếp tục chắc là vì “không có phong bì” hay “bác sĩ đang vòi tiền”...nhưng sau ngần ấy năm học từ lý thuyết đến thực hành, trải qua hàng trăm kỳ thi từ lớn đến nhỏ, từ dễ đến khó thì khi thực sự vững tay nghề bác sĩ mới được điều trị cho bệnh nhân thì vẫn có sai sót, vẫn có những điều y học hiện đại còn bỏ ngỏ, bác sĩ vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Bác sĩ trẻ Chu Hòa Sơn, giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur vẫn nói với học trò của mình rằng: Người thầy thuốc dù giỏi đến đâu cũng chỉ là một người bình thường, phải chăng họ có sức chịu đựng phi thường, có đức hi sinh phi thường và có lòng thương người nhiều hơn mà thôi. Vì ngay cả ông tổ ngành Y Hippocrates sinh ra tại Kefalos - thủ phủ của đảo Kos (Hy Lạp) năm 460 trước công nguyên trong một gia đình có truyền thống Y học và đã chữa trị cho hàng nghìn người bị gãy xương. Đồng thời bào chế ra thuốc trị thương, cứu được hàng trăm tính mạng thì vẫn thẳng thắn thừa nhận một sự thật rằng: “Trong số họ có phân nửa đành nhắm mắt chờ chết”. Vậy thôi đừng so đo tính toán với người nghề Y nữa, dẫu sao họ cũng như bạn, cũng biết đau khi mất mát, biết buồn khi bị tổn thương và biết căm phẫn khi bị hành hung vô cớ?

Liên tiếp hành hung bác sĩ vì cho rằng thầy thuốc là người phi thường?

Liên tiếp hành hung bác sĩ vì cho rằng thầy thuốc là người phi thường?

Trên đây là đôi điều tỏ bày của bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gửi tới sinh viên của mình cũng như như bạn trẻ đang chuẩn bị xét tuyển Cao đẳng Y Cao đẳng Dược chính quy năm 2018.

Trang Minh