Nếu ngành Y là ngành dịch vụ thì bác sĩ có được quyền từ chối cứu người?

Chỉ trong 10 tháng số vụ bác sĩ, nhân viên y tế bị hành hung đã tăng gấp 3 lần. Vậy nếu ngành Y trở thành dịch vụ thì bác sĩ có quyền từ chối phục vụ không?

Ngày 04/03/2018, 08:18:38   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 5362

Ngành Y tế ở Việt Nam đang đối mặt với quá nhiều nguy hiểm và rủi ro đến mức Bộ trưởng thốt lên rằng “Y tế đang đơn độc”. Vậy nếu trở thành dịch vụ, bác sĩ có quyền tự vệ bằng cách từ chối chữa bệnh cho người gây nguy hiểm cho mình không?

Nếu ngành Y là ngành dịch vụ thì bác sĩ có được quyền từ chối cứu người?

Nếu ngành Y là ngành dịch vụ thì bác sĩ có được quyền từ chối cứu người?

Sốc: Nhiều nhân viên y tế bị đánh vào những ngày đầu năm

Trên trang Y tế Việt Nam cũng đã cập nhật những câu chuyện tưởng như quá quen thuộc trong ngành Y nhưng vẫn mang đến cảm giác sợ hãi, hoang mang cho nhân viên y tế trên cả nước. Đó chính là thực trạng nhân viên y tế, bác sĩ bị bệnh nhân và người nhà chửi bới, lăng mạ, đe dọa, thậm chí đánh chảy máu gây chấn thương ngay trong phòng cấp cứu, phòng mổ hay khuôn viên bệnh viện. Câu hỏi đặt ra là đến khi nào vấn nạn bạo hành ngành Y mới dừng lại, người bác sĩ mới có thể an tâm hoàn thành công việc của mình mà không còn phải run sợ?

Tính đến năm 2017 thì hành hung nhân viên y tế được xem là một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế năm 2017. Ngay trước thềm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 máu của những người thầy thuốc đã rơi. Đó chính là câu chuyện của hai bác sĩ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái đã bị người nhà một sản phụ vào nhập viện sinh con tấn công vào vùng đầu và mặt gây chảy máu dẫn đến bị thương tích nặng. Chuyện nghề Y còn cập nhật thêm về nguyên nhân gây nên sự việc đau lòng trên là do bác sĩ và kíp mổ nhắc nhở người nhà không được quay phim, chụp ảnh bác sĩ phẫu thuật mổ đẻ cho sản phụ. Chỉ vì lý do rất đơn giản vậy thôi mà họ dùng đèn pin đánh vào đầu 2 bác sĩ phẫu thuật trẻ ngay trước cửa phòng mổ. Họ vừa là ân nhân của gia đình sản phụ khi phẫu thuật thành công cho cả hai mẹ con thì đã được “trả ơn” bằng những cú đánh vào đầu và mặt đến bầm rập. Còn mấy ai yêu và hi sinh cho nghề Y nếu như sự vô ơn của người nhà bệnh nhân cứ liên tiếp đến như thế? Cứu người để rồi nhận được những đòn đau, những thiệt thòi hay những câu chửi bới hết sức đáng trách như “mổ xong ra đập chết” trong trường hợp trên thì người thầy thuốc nên làm gì để bảo vệ mình đây?

Sốc: Nhiều nhân viên y tế bị đánh vào những ngày đầu năm

Sốc: Nhiều nhân viên y tế bị đánh vào những ngày đầu năm

Nếu ngành Y trở thành dịch vụ thì bác sĩ có quyền từ chối chữa bệnh nếu cần?

Cũng chia sẻ về vấn đề bạo hành trong ngành Y tế cho thấy TS Nguyễn Trọng Hưng - Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế, Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 2, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia đưa ra câu hỏi: “Nếu coi ngành y là nghề dịch vụ, tại sao bác sĩ không được phép từ chối bệnh nhân gây nguy hiểm cho mình”. Câu hỏi ấy tưởng chừng như ai cũng có thể trả lời nhưng sự thật không hẳn như vậy. Nếu ở ngoài xã hội, ở nơi công cộng, việc đánh người khác một cách không có lý do bạn đã vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý thì việc tấn công người đang cứu chữa cho mình, cho người thân của mình thì quả là “tội tày đình”. Những liệu có mấy ai hiểu được cái đạo lý ấy. Vấn đề này cũng đã nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ đang theo có ý định xét tuyển Cao đẳng Y Dược năm 2018. Bởi vì dù là y học truyền thống hay hiện đại thì người thầy thuốc cũng cần được coi trọng và tôn vinh. Chứ không thể để tình trạng người bệnh thích là chửi bới nhân viên y tế, người nhà không vừa ý là “hạ cẳng tay thượng cẳng chân” với bác sĩ…

Có người tự đặt câu hỏi là ngành y trở thành ngành dịch vụ thì bác sĩ có thể từ chối chữa bệnh cho người đang gây nguy hiểm cho mình không. Bởi dù pháp luật đang đứng ở đâu trong cuộc đua của ngành Y và vấn nạn bạo hành thì để nhân viên y tế yên tâm cống hiến cho sự nghiệp chữa bệnh cứu người có nên để những đối tượng đã từng hành hung, lăng mạ nhân viên ngành Y có án tích, nên để hồ sơ bệnh án của họ có dấu hiệu để bác sĩ có quyền từ chối chữa trị.

Hiện nước ta có rất nhiều ngành dịch vụ như ăn uống, giải trí, vui chơi…nhưng chưa có ngành nào hay lĩnh vực nào người ta lại dễ dàng bày tỏ thái độ không hài lòng của mình dễ dàng đến thế. Bạn có thể đến ngân hàng đợi hàng tiếng để thực hiện giao dịch, bạn có thể chờ hàng dài để mua một cái vé xem phim, bạn có thể đợi một lúc lâu để được phục vụ một nồi lẩu…vậy tại sao bạn lại có thể ra tay đánh bác sĩ chỉ vì bị nhắc nhở không được quay phim, chụp ảnh ở khu vực phẫu thuật, bạn có thể đánh rách đầu thầy thuốc, người đang cố gắng nỗ lực cứu lấy mạng sống của thân nhân bạn….? Nếu bạn đang chuẩn bị tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và đăng ký ngành Y Dược thì nên chuẩn bị tâm lý để đối mặt với thực trạng trên ngay từ bây giờ.

Sự nguy hiểm của nghề Y đang được đẩy lên cực điểm và cần được chung tay bảo vệ ngay. Đừng để ngành Y tế đơn độc trước mỗi cuộc tấn công của những “côn đồ”, đừng để tính mạng của họ bị đe dọa khi chính họ là người duy nhất có đủ khả năng để cứu lấy tính mạng cho những người bệnh khác. Và nếu thực sự là một ngành dịch vụ thì tôi tin chắc bác sĩ có quyền từ chối phục vụ những khách hàng đang có ý định tấn công người thầy thuốc. Điều đó mới thực sự công bằng với những người hành nghề Y.

Trang Minh