Bạo hành y tế chưa bao giờ đáng trở nên nguy hiểm đến báo động như hiện nay khiến người làm nghề Y cảm thấy hoang mang và bất an nhiều đến vậy. Liệu đến khi nào và ai sẽ là người chấm dứt tình trạng bệnh nhân và người nhà hành hung, gây gổ, chửi bới “từ mẫu” của mình ngang nhiên và liều lĩnh đến tàn nhẫn như ở Việt Nam. Câu hỏi ấy đến bao giờ mới hết bỏ ngỏ?
- Nghề Y vẫn còn lắm “chông gai”
- Cảm động: Nam Điều Dưỡng tình nguyện hiến máu giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch
- Vì sao gái ngành Y nghiện phim người lớn hơn cả đàn ông?
Bệnh nhân hành hung bác sĩ là hành động vô ơn, phi đạo đức nhất!
Hành hung bác sĩ: Cách trả nghĩa cho nghề Y theo kiểu vô ơn, phi đạo đức
Nhắc đến bạo hành y tế ở Việt Nam, chúng ta không khỏi giật mình bởi những con số thống kê thực sự đau lòng. So với các nghề khác hiện nay thì nghề Y có tỷ lệ bạo hành gấp 16 lần và trong đó Điều Dưỡng là đối tượng bị hành hung nhiều và thường xuyên nhất. Đây cũng là con số thống kê qua một cuộc nghiên cứu được tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó cho thấy vấn nạn bạo hành nghề y không chỉ nhức nhối, báo động ở nước ta mà còn đang trở thành vấn nạn nguy hiểm đe dọa trên toàn cầu. Nếu không có biện pháp ngăn chặn ngay thì liệu nghề Y sẽ đi về đâu khi những vụ đánh bác sĩ, chửi Điều Dưỡng và hành hung nhân viên y tế cứ diễn ra như cơm bữa ở khắp các bệnh viện.
Vụ việc mới đây nhất khiến dư luận không khỏi bàng hoàng xảy ra ở Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Quận 2 (TP.Hồ Chí Minh). Sau khi bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân nam bị ngã xe máy. Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân phải khâu lại vết thương dài và sâu. Thế nhưng bệnh nhân đã xô bác sĩ và tự ý bỏ về. Câu chuyện thực sự nguy hiểm khi 15 phút sau, bệnh nhân xông vào với con dao trên tay vào khoa và chém thẳng vào mặt bác sĩ. Chưa hết, cả bệnh viện trở nên hoảng loạn, lo lắng , bất an khi người đàn ông lăm lăm con dao cứ hễ gặp ai mặc áo blouse là chém. Vâng, mặc áo blouse trắng là bác sĩ, Điều Dưỡng là những người hi sinh cả tuổi thanh xuân, sức lực và trí tuệ để cứu giúp người bệnh để rồi là mục tiêu để bệnh nhân của mình tìm đến mà chém. Còn gì đau xót và vô ơn hơn thế, như thế khác nào “con” đánh “mẹ”, đánh “từ mẫu” của mình không một chút đắn đo, do dự. Tin tức y tế Việt Nam cũng đã thông tin về câu chuyện này và nhận được sự đồng cảm của dư luận, trong đó có rất nhiều bác sĩ hoang mang, lo lắng cho đồng nghiệp và chính bản thân mình.
Hãy đặt mình vào vị trí của nhân viên y tế để hiểu cái khó nói của ngành Y
Các cụ nói “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” quả chẳng sai, khi người nhìn vào ngành Y thì cho rằng đây là nghề sung sướng, nhàn hạ, tri thức và thu nhập ao nhưng người trong ngành thì không đồng tình, thậm chí còn phản đối. Cái nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý cũng có nỗi khổ, sự vất vả và cái khó nói mà không phải ai cũng biết và thông cảm cho họ. Nhất là khi các vụ bạo hành trong ngành y xảy ra thì xã hội mới nhận ra “à, thì ra người bác sĩ, Điều Dưỡng” cũng có cái khổ riêng. Họ đối mặt với nguy hiểm ngay tại nơi họ làm việc hằng ngày, họ gánh chịu áp lực từ bệnh nhân và người nhà, miếng cơm manh áo của họ có thể khiến họ phải đánh đổi cả sinh mạng bất kỳ lúc nào. Chuyện nghề Y đã ghi lại được những tâm sự “thắt ruột thắt lòng” như thế mà chúng tôi không cầm nổi nước mặt nghẹn ngào.
Hãy đặt mình vào vị trí của nhân viên y tế để hiểu cái khó nói của ngành Y
Vì thế, nếu bạn đang đứng ngoài ngành Y để phán xét, để lên án, để làm “anh hùng bàn phím” khi cho rằng không phải ngẫu nhiên mà bệnh nhân hay người nhà thẳng tay gây gổ, chửi mắng, quát nạt hay hành hung bác sĩ đến chảy máu, chắc nhân viên y tế phải gây ra lỗi gì hay có thái độ chưa nên chưa phải. Công nhận những ai còn chưa thực sự tôn trọng, còn hống hách, hách dịch hay làm phiền bệnh nhân và người nhà thực sự chưa tròn 2 chữ Y Đức nên bị lên án. Trước sau gì họ cũng bị đào thải khỏi một ngành Y nghiêm túc và công bằng nhưng lắm hi sinh và vất vả này. Nhưng chung quy lại dư luận nên đứng về phía bác sĩ mà thử 1 lần, 1 lần thôi đặt mình vào vị trí của mình, thử 1 đêm thức trắng trong tiếng gòi rú xe cấp cứu, mơ màng, chợp mắt mệt mỏi trên bàn làm việc hay đơn giản là bỏ vội bát cơm đang ăn dở để chạy vào phòng cấp cứu vì mạng sống của người bệnh còn “ngàn cân treo sợi tóc” thì mới thấu hết được nỗi niềm của người làm nghề y. Khổ đấy mệt đấy và cũng cần được bênh vực đấy nhưng cũng nản lắm khi thấy đồng nghiệp của mình bị bạo hành. Dư luận đừng vô ơn với những cống hiến thầm lặng mà nghề Y đang mang lại cho mình.
Trang Minh