Theo số liệu thống kê mới nhất từ Viện sức khỏe Tâm thần trung ương (BV Bạch Mai) trong một nghiên cứu trong giai đoạn từ tháng 5/2016 đến tháng 2/2017 trên bệnh nhân trong độ tuổi lao động thì độ tuổi mắc trầm cảm cao nhất là lứa tuổi từ 25 đến 59 tuổi, nhất là nghề Điều Dưỡng viên càng có nguy cơ mắc cao. Vì sao thế?
- Vì sao nói Điều Dưỡng viên vào phòng mổ như “đi tù khổ sai”?
- Ở Việt Nam, Y nghiệp là con đường của những bàn chân rớm máu!
- Công lý thuộc về ai khi Bảo vệ chỉ đứng nhìn nữ bác sĩ 115 Nghệ An bị đánh?
Vì sao Điều Dưỡng viên trong độ tuổi lao động đều bị trầm cảm?
Điều Dưỡng viên ở Việt Nam đang chịu áp lực gấp nhiều lần thế giới
Nếu như theo quy định chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO trên tin tức y tế mới nhất thì 1 bác sĩ cần 4 Điều Dưỡng viên đi kèm giúp việc khi chăm sóc, điều trị cho 1 buồng bệnh thông thường. Tức là 1 Điều Dưỡng viên trung bình chỉ chăm sóc 1 bệnh nhân. Vậy nhưng con số này ở Việt Nam hiện đang là 1,65 Điều Dưỡng với 1 bác sĩ chăm sóc 1 buồng bệnh, chưa kể thời điểm quá tải, cao điểm thiếu nhân lực thì tỷ lệ có thể thấp hơn rất nhiều. Vậy mới nói áp lực khi chọn nghề Điều Dưỡng cao hơn nhiều lần so với những công việc bình thường khác trong ngành Y tế hiện nay.
Chưa kể, theo nghiên cứu trên đây thì ở nhóm tuổi tuổi 25 – 44 tuổi, tỷ lệ mắc trầm cảm chiếm 29,4% bệnh nhân; từ độ tuổi 45 – 59 chiếm hơn 33%; còn những người thuộc lứa tuổi trên 60 chiếm gần 20% bị các chứng trầm cảm; lứa tuổi 16 – 24 chiếm 15,7%. Cuối cùng nhóm tuổi dưới 15 chiếm 2%. Điều này cho thấy ở độ tuổi nào thì người Điều dưỡng viên cũng có thể mắc các bệnh trầm cảm và vô vàn những căn bệnh khác như bệnh ăn ngủ phản khoa học, bệnh nghiện điện thoại để sẵn sàng nhận nhiệm vụ, bệnh giấu bệnh vì ngay cả lúc ốm đau cũng không được phép tỏ ra mệt mỏi hay cáu gắt với bệnh nhân. Lương tâm của người phục vụ người bệnh không cho phép. Tin y tế cũng đã cập nhật liên tiếp các vụ việc Điều Dưỡng viên bị đánh vô cớ đến rách mặt ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk vào những ngày cuối tháng 8 khiến dư luận vô cùng hoang mang, bất bình. Bên cạnh đó còn những sự vụ ngành Y bị đối xử bất công bằng, bác sĩ nữ bệnh viện 115 Nghệ An bị hành hung ngay giữa phòng cấp cứu, côn đồ ngang nhiên xông vào bệnh viện truy sát bệnh nhân, nhục mạ cán bộ y tế…là những câu chuyện có thật ở Việt Nam. Thử hỏi làm sao không trầm cảm cho được.
Làm nghề Điều Dưỡng phải sống cảnh “1 cổ 4 tròng”
Nếu như bác sĩ ở nước ta chịu áp lực từ nhiều phía như xã hội, người bệnh, lãnh đạo ..thì với người làm nghề Điều Dưỡng thì họ còn phải gánh chịu cảnh “1 cổ 4 tròng”. Đó là ánh mắt soi xét của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, y lệnh nghiêm khắc từ bác sĩ, chỉ đạo của lãnh đạo từ trên xuống và thị phi từ búa rìu dư luận. “4 tròng” đã đủ khiến cho gánh nặng trên vai người Điều Dưỡng viên đã nặng lại thêm phần nặng nề hơn. Công việc căng thẳng, áp lực liên tục cộng với những dò xét cận kề thử hỏi, làm sao họ niềm nở đón tiếp bệnh nhân, họ cởi mở chăm sóc với thái độ thiệt tình nhất. Có câu “Yêu người người mới yêu ta” nhưng với nghề này, người ta bảo “yêu người chắc gì người đã yêu ta” thì mới chuẩn chỉnh.
Làm nghề Điều Dưỡng phải sống cảnh “1 cổ 4 tròng”
Trầm cảm là căn bệnh ngày càng phổ biến mà ai cũng có thể mắc, nhất là những người buồn mà không nói, đau mà không thể kêu và chán nản mà nản lòng mà chẳng thể tâm sự cùng ai như người Điều Dưỡng viên thì mắc bệnh là chuyện sớm hay muộn mà thôi. Vậy nên là người dẫn dắt những cô cậu học trò mơ mộng vào nghề, cô Lê Thị Thắm, giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur luôn đặt cho mình mục tiêu không chỉ giúp các bạn trẻ xây dựng hành trang kiến thức chuyên môn mà còn phải là người đi trước để dẫn đường và trang bị cho các em tâm lý vững vàng, tự tin và quyết đi hết con đường của nghề Điều Dưỡng viên. Vì đã yêu, đã say, đã buồn vui với nghiệp thì gian nan mấy rồi cũng qua thôi!
Trang Minh