Bên cạnh Bác sĩ phẫu thuật, người góp công nhiều nhất để mỗi ca mổ thành công chính là Điều Dưỡng. Vậy nhưng ít ai biết đến sự có mặt của họ. Khi làm việc, phải đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ bác sĩ vừa là người chấn an bệnh nhân trong bộ đồng phục vô trùng khắt khe. Vậy mới nói Điều Dưỡng bước vào phòng mổ là “đi tù khổ sai” quả chẳng sai.
- Hàng loạt Bác sĩ, Điều Dưỡng bị bạo hành y tế, ngành Y sẽ đi về đâu?
- Bộ Y tế yêu cầu làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung bác sĩ BV 115 Nghệ An
- Bệnh viện 115 Nghệ An: Nữ bác sĩ bị đánh ngay giữa phòng cấp cứu
Vì sao nói Điều Dưỡng viên vào phòng mổ như “đi tù khổ sai”?
Điều dưỡng viên phòng mổ áp lực gấp trăm lần bình thường?
Chuyện nghề Y là nơi chia sẻ những nỗi niềm của đội ngữ cán bộ ngành Y ở khắp nơi trên cả nước. Ở đó, người ta đọc được những dòng tâm sự khó nói của người thầy thuốc, những câu chuyện đời, chuyện người bắt gặp trên từng hành lang bệnh viện. Và cũng không quên lắng nghe tâm sự của người Điều Dưỡng viên với những nhọc lòng, lo toan thầm lặng. Nhắc đến nghề Y người ta nghĩ ngay đến Bác sĩ, Y tá. Vậy còn người hỗ trợ Bác sĩ, người gần kề bệnh nhân từng ngày từng giờ trước lưỡi hái tử thần thì sao? Tại sao, xã hội không ai nhắc tên chứ đừng nói đến chuyện nhớ mặt đặt tên. Nghề Điều Dưỡng viên dẫu nhọc nhằn, gian nan và lắm bon chen cũng vẫn là một trong những thành tố không thể thiếu giúp bệnh nhân chống chọi với bệnh tật. Đặc biệt là lúc thập tử nhất sinh, nếu thiếu đi đội ngũ Điều Dưỡng viên phòng mổ thì bác sĩ phẫu thuật có giỏi đến đâu cũng chỉ là “đơn phương độc mã” mà thôi.
Điều dưỡng viên phòng mổ áp lực gấp trăm lần bình thường?
Trên trang tin tức y tế mới nhất, người ta nhìn thấy phòng mổ chỉ có máu, máy móc với dây nối chằng chịt, tiếng máy dồn dập và ánh sáng đèn mổ chiếu thẳng nóng ran có những con người mang tên Điều dưỡng phòng mổ. Họ là người đảm nhiệm một lúc nhiều chức năng nhiệm vụ: hỗ trợ bác sĩ, đưa dụng cụ phẫu thuật, hỗ trợ nén vết thương, cầm máu, cung cấp máy móc hỗ trợ khi khẩn cấp, trấn an bệnh nhân trên bàn mổ….Họ làm việc lên đến 16 giờ mỗi ngày, trung bình đứng từ 8 - 10 tiếng liên tục. Hẳn nếu cho bạn 1 ngày làm việc như họ thì liệu mấy ai làm nổi. Nhất là với sức lực của những cô gái thì quả thật phi thường. Chưa kể, môi trường vô trùng khắt khe, quần áo, khẩu trang, bao tay kín mít suốt ngần ấy giờ, liệu bạn có chịu được.
Vững lòng tin khi theo học Cao đẳng Điều Dưỡng chất lượng
Những yêu cầu trên đây đòi hỏi các bạn trẻ một khi đã yêu và muốn theo nghề Điều Dưỡng viên cần phải chọn một cơ sở đào tạo thực sự tin tưởng. Đó không chỉ là nơi rèn rũa kỹ năng, trang bị kiến thức chuyên môn mà còn là nơi gieo những ước mơ thanh cao cho sự nghiệp chữa bệnh cứu người. Theo giảng viên Dương Trường Giang, hiện đang công tác ở Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì sinh viên khi theo học tại trường sẽ được làm quen với môi trường học tập chuyên nghiệp “Sâu Y lý, Giỏi Y thuật và Giàu Y đức”. Những người thầy không chỉ là người đi trước mà còn là người nắm giữ niềm tin và truyền sức mạnh cho thế hệ sau. Bởi muốn giỏi nghề thì trước hết bạn phải yêu nghề. Vì con đường đi từ giảng đường đến hành lang bệnh viện hay phòng mổ hãy còn là chặng đường rất gian nan. Nhưng nếu bạn vững lòng tìn vào ngôi trường chất lượng thì bạn chắc chắn sẽ là một Điều dưỡng viên phòng mổ giỏi.
Hãy chọn địa chỉ uy tín như Cao đẳng Điều Dưỡng để thực hiện được say nghề
Nói về công việc của mình, anh Nguyễn Trọng Trí là Điều dưỡng viên suốt 5 năm tại Bệnh viện FV về ca mổ với bác sĩ Hồ Thị Ngọc. Lúc ấy anh phải đứng lên bàn để nén bụng cho bác sĩ bắt con, cầm máu mất gấp đôi thời gian ấy khiến cả ê kíp mệt rã rời. Nhất là anh lại vừa từ phòng mổ ruột thừa lúc 1 giờ sáng đi ra thì bắt con ngay. Rồi câu chuyện của nữ Điều dưỡng tự nguyện làm “cọc” để bác sĩ mổ lấy thai, rồi chuyện dịch lời bác sĩ nước ngoài khi phẫu thuật cắt khối u….Vậy mới nói Điều dưỡng viên phòng mổ không khác gì “đi tù khổ sai”. Nhiều lúc ca mổ kéo dài phải ăn, uống, ngủ nghỉ trong phòng mổ, lắng nghe lời chửi mắng của người nhà bệnh nhân khi chờ đợi phẫu thuật. Tất cả đều là sự hi sinh thầm lặng nhưng rất ít ai hiểu. Ca mổ thành công, người ta nhớ nhiều về Bác sĩ phẫu thuật hơn là Điều Dưỡng viên phòng mổ. Âu cũng chạnh lòng!
Trang Minh