Công lý thuộc về ai khi Bảo vệ chỉ đứng nhìn nữ bác sĩ 115 Nghệ An bị đánh?

Vụ nữ bác sĩ của BV 115 Nghệ An bị đánh khiến người trong và ngoài ngành phẫn nộ nhưng điều khiến người ta bức xúc hơn cả là thái độ thờ ơ của bảo vệ BV.

Ngày 25/08/2017, 07:47:52   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 2907

Theo đó, khi nữ bác sĩ Hoàng Thị Minh, hiện đang làm việc ở Khoa Cấp cứu, Bệnh viện 115 Nghệ An thì chị chỉ còn “đơn phương độc mã” chống trả. Thân gái làm sao đỡ lại những cú tát như “trời giáng” của người đàn ông to cao lực lưỡng. Người ta thương chị thì bao nhiêu mà giận người bảo vệ bệnh viện chỉ đứng nhìn bấy nhiêu. Ngay cả người giữ gìn trật tự bệnh viện còn thờ ơ thì thầy thuốc biết trông chờ vào ai?

Công lý thuộc về ai khi Bảo vệ chỉ đứng nhìn bác sĩ 115 Nghệ An bị đánh?

Công lý thuộc về ai khi Bảo vệ chỉ đứng nhìn bác sĩ 115 Nghệ An bị đánh?

Lạ đời: Bảo vệ bệnh viện chỉ đứng nhìn nữ bác sĩ bị đánh tới tấp

Tin y tế đã đăng tải thông tin về vụ hành hung mới nhất xảy ra tại Bệnh viện 115 Nghệ An với nữ bác sĩ Hoàng Thị Minh. Bên cạnh đó, Điều dưỡng Lê Quang Hoà cũng bị đánh cùng nữ bác sĩ Minh vào tối 18/8. Vụ việc khiến dư luận một lần nữa dậy sóng tồn tại ngay giữa phòng trực tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An. Hiện Công an TP. Vinh (Nghệ An) vẫn đang điều tra làm rõ nguyên nhân sự việc và xử lý các đối tượng hành hung cán bộ y tế với hình phạt thích đáng.
Hành hung, bạo hành, lăng mạ, chửi bới …trong ngành Y không còn là câu chuyện xưa nay hiếm mà thay vào đó là sự việc đã quá đỗi quen thuộc. Đâu đâu, khi nào người ta cũng có thể nhìn thấy những hung hăng, những bức xúc và những điều thầy thuốc chưa phải với người nhà bệnh nhân hay người bệnh.

Ở mọi miền Tổ quốc, bạn có thể bắt gặp câu chuyện bạo hành trên các phương tiện thông tin đại chúng dày đặc hơn cả chuyện tai nạn giao thông. Sáng hay tin nữ bác sĩ Hoàng Thị Minh bị đánh, chiều lại biết chuyện Điều dưỡng ở Đắk Lắk bị hành hung rách mặt trong nỗi sợ hãi. Công lý ở đâu cho người làm nghề Y, khi ở đâu thì bạo hành cũng có, ở đâu người ta cũng thờ ơ với những sự vụ nguy hiểm. Ở góc quay này người ta nhìn thấy những người đàn ông hung hăng cao lớn tấn công một người phụ nữ nhỏ bé, “tay yếu chân mềm”. Góc quay khác người ta lại thấy cũng những người đàn ông to cao lại còn đứng ở cương vị người giữ trật tự cho bệnh viện, bảo vệ bệnh viện nhưng lại chỉ đứng nhìn. Y tế Việt Nam còn đo khoảng cách nữ bác sĩ Minh một mình vật lộn với nạn bạo hành có vài mét là một gương mặt thờ ơ, lạnh lùng và vô cảm. Liệu có phải là một cá nhân hay một xã hội đang đứng ngoài việc chống bạo hành nghề Y. Đàn ông bảo vệ phụ nữ là chuyện nên làm mà còn là bảo vệ nhưng chỉ đứng nhìn thì hỏi sao không giận, không trách???

Vì sao bảo vệ bệnh viện chỉ đứng nhìn nữ bác sĩ bị đánh?

Đây là câu hỏi lớn mà nhiều người đặt ra khi xem những hình ảnh đầy sự bức xúc. Được biết, 2 bảo vệ cói mặt khi sự việc xảy ra là là Hải và Dũng. Họ đều là thành viên trực thuộc của Công ty TNHH Bảo vệ và Vệ sỹ Thanh Mai (TP. Vinh, Nghệ An). Công việc mà họ được giao chính là bảo vệ tại khoa trực cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An nhưng vì sao khi bệnh viện mất trật tự, khi đồng nghiệp bị hành hung, người người đàn ông lạ mặt vào quấy rối, họ chẳng làm gì?

Vì sao bảo vệ bệnh viện chỉ đứng nhìn nữ bác sĩ bị đánh?

Bảo vệ bệnh viện chỉ chống nạnh nhìn sự việc xảy ra 

Để trả lời câu hỏi đầy tính bức xúc ấy, ông Nguyễn Văn Phương - Giám đốc Công ty TNHH bảo vệ và Vệ sỹ Thanh Mai đã công nhận 2 bảo vệ bệnh viện đã sơ xuất, không kịp thời can ngăn hay xử lý sự việc. Trong camera, người ta thấy có 1 bảo vệ chạy vào phòng trực nhưng người nhà chỉ tay vào mặt anh ta, nghĩa là bảo vệ này có vào can thiệp. Hiện đơn vị đang làm việc với công an để làm rõ sự việc đồng thời cho 2 bảo vệ nghỉ việc vì kém chất lượng và không nhanh nhẹn khi có tình huống xảy ra.

Chưa biết, bảo vệ có vấn đề gì nhưng khi người giữ gìn trật tự, khi người duy nhất có mặt để lấy lại sự công bằng cho thầy thuốc lại không thể thờ ơ hơn thì làm sao có thể không bức xúc. Liệu ở xã hội ngoài kia còn có bao nhiêu người đứng ngoài cuộc trong cuộc chiến chống nạn bạo hành trong ngành Y như thế nữa?

Trang Minh