Vì sao bác sĩ 34 tuổi xứ Nghệ tự nguyện hiến mô, tạng cho bệnh nhân hiểm nghèo?

Vì “sống là để cho đi” và “cho đi khi mình còn có thể”, Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Quốc Khánh (34 tuổi) quê Nghệ An đã đăng ký hiến mô, hiến mạng cho người bệnh.

Ngày 31/08/2017, 01:53:35   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 1005

Hiện Bác sĩ Khánh đang công tác tại Bệnh viện Việt – Đức, Hà Nội và nổi tiếng là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, giỏi về chuyên môn, nhiệt tình với đồng nghiệp và hết mình vì bệnh nhân. Tìm hiểu nguyên nhân khiến vị bác sĩ trẻ tuổi này quyết định đăng ký hiến tạng mới thấy đằng sau vẻ cởi mở, lạc quan là nỗi niềm trăn trở được giúp đỡ người bệnh hiểm nghèo ngay cả khi chết đi thật cao cả.

Vì sao bác sĩ 34 tuổi xứ Nghệ tự nguyện hiến mô, tạng cho bệnh nhân hiểm nghèo?

Vì sao bác sĩ 34 tuổi xứ Nghệ tự nguyện hiến mô, tạng cho bệnh nhân hiểm nghèo?

Giúp người bệnh kéo dài sự sống bằng 1 phần cơ thể của mình

Chuyện nghề Y cũng đã kịp ghi lại được câu chuyện về cuộc đời của Thạc sĩ, Bác sĩ Khánh, người con ưu tú của xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Mới đây, anh đã quyết định tự nguyện đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết để giúp người mắc bệnh hiểm nghèo kéo dài sự sống. Khi được hỏi về quyết định đột ngột nhưng đầy cao cả ấy, vị bác sĩ của Khao Phẫu thuật cột sống ở Bệnh viện đầu ngành như Bệnh viện Việt – Đức Hà Nội đã chia sẻ rằng: Khi còn sống thì sẽ cố gắng hết mình vì sức khỏe cộng đồng, còn khi từ giã cõi đời, xin được góp một phần cơ thể để giúp đỡ những người mắc bệnh hiểm nghèo kéo dài thêm sự sống". Đó không chỉ là nghĩa cử của một con người giàu lòng bao dung, thương người mà còn là tinh thần trách nhiệm của một thầy thuốc, đã chót yêu Y nghiệp, hiến dâng tuổi trẻ cho Đại học Y Hà Nội, 3 năm nội trú và cả quãng đời còn lại cống hiến cho khoa Phẫu thuật cột sống. Đến khi từ giã cõi đời, anh vẫn đau đáu hi vọng cống hiến 1 phần thân thể giúp bệnh viện được sống.

Tin tức y tế còn cập nhật thêm về Bác sĩ Khánh không chỉ là bác sĩ giỏi chuyên môn, được đồng nghiệp, bệnh nhân quý mến mà còn là một nhận vật hết sức nổi tiếng. Anh kêu gọi Doanh nghiệp tổ chức khám chữa cho người bệnh hiểm nghèo, tổ chức chương trình “sách hóa nông thôn”, là một chuyên gia chia sẻ kiến thức phòng bệnh chữa bệnh cho người dân trên diễn đàn, mạng xã hội, thường xuyên tổ chức livestream trực tiếp trên trang cá nhân vào thứ 4 hàng tuần. Anh hi vọng qua việc làm của mình có thể hỗ trợ giúp người dân tự trang bị kiến thức kỹ năng về sức khỏe và tiếp tục nỗ lực trên hành trình cứu người không mệt mỏi.

Quy định hiến mô, tạng sau khi chết hiện hành ra sao?

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 công bố LUẬT “Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” ban hành vào ngày 29/11/2006. Cụ thể theo đó, Luật đã quy định “Hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến, lấy xác” ở mục 1, Chương III chỉ rõ “Đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến xác” với điều sau:

Quy định hiến mô, tạng sau khi chết hiện hành ra sao?

Quy định hiến mô, tạng sau khi chết hiện hành ra sao?

Căn cứ vào Điều 18. Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết thì những người muốn đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết như bác sĩ Khánh thì cần đủ đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế. Việc này được thực hiện tự nguyện. Sau khi có thông tin thì cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người để chuẩn bị. Sau đó, trung tâm này sẽ thông báo cho cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này để chuẩn bị và thực hiện các thủ tục đăng ký cho người hiến mô, tạng. Cụ thể gồm các việc: cơ sở phải cử nhân viên y tế gặp người hiến để tư vấn thêm thông tin, hướng dấn đăng ký hiến theo đơn, kiểm tra sức khỏe người hiến, cấp thẻ đăng ký hiến mô, tạng tự nguyện cho người hiến; báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Sau khi đăng ký và có thẻ đăng ký hiến thì việc hiến mô, tạng đã có hiệu lực. Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.

Chỉ cần thực hiện các thủ tục trên đây thì hay bất kỳ cũng có thể đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết cho y học như bác sĩ Khánh.

Trang Minh