Ngược đời: Với nghề Y, yêu người chắc gì người đã yêu ta!

Như quy luật bất biến, hai chữ “công bằng” mà người ta truyền tai nhau không thuộc về nghề Y, học cách chấp nhận sự bất công vì “yêu người chưa chắc người đã yêu ta!”.

Ngày 14/08/2017, 08:04:07   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 18936

Theo đó, những sự vụ liên tiếp xảy đến thực sự khiến xã hội lên án, hoang mang và bức xúc đều phản ánh sự bất công của cán bộ ngành Y trong bối cảnh xã hội kim tiền. Người làm nghề này, giỏi thôi chưa đủ, hi sinh và chịu đựng mới là thứ khiến họ trụ vững để “cõng” bệnh nhân từ cửa Tử về với cửa Sinh.

Ngược đời: Với nghề Y, yêu người chắc gì người đã yêu ta!

Ngược đời: Với nghề Y, yêu người chắc gì người đã yêu ta!

Xã hội đang đối xử ngày càng bất công với ngành Y…

Đã không còn cái thời, người ta ca ngợi nghề Y như nghề cao quý nhất như những nghề cao quý, đặc biệt nhất trong những nghề đặc biệt. Có chăng chỉ là cái cao quý khi chẳng có nghề nào đánh đổi 6,7 năm tuổi trẻ, tiền bạc, mồ hôi và công sức để “ngửa tay” nhận lại đồng lương thù lao “ba cọc ba đồng” đúng nghĩa. Có chăng người ta nhận thấy sự đặc biệt khi chẳng có nghề nào thời buổi này mà còn làm “từ thiện” nhiều đến thế, mà người ta sợ nhận tiền từ tay bệnh nhân nghèo đến vậy. Và đương nhiên, câu chuyện hành hung, đánh người đã từng là ân nhân của mình ở khắp các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước cũng là một câu chuyện chưa bao giờ hết nhức nhối, người nghề Y vẫn cứ đau đáu kể những câu chuyện nghề Y đầy xót xa trong nhật ký cuộc đời mình.

Xã hội ngày càng đối xử mất công bằng với những cán bộ ngành Y bởi: khi những nghề khác có thể chạy theo cơ thế thị trường, mất cái này được cái kia thì với nghề chữa bệnh cứu người luôn bị gán cho cái mác xưa cũ ngàn đời nay là “Lương Y như Từ mẫu”. Làm sao có thể trở thành “Từ mẫu” khi bản thân “Lương Y” chưa thể nuôi sống bản thân mình, người thân và gia đình vẫn đang còn chật vật gánh nỗi lo cơm, áo, gạo tiền trên vai. Làm sao có thể “yêu thương” bệnh nhân như yêu thương bản thân khi chính họ đang nhọc nhằn sống trong búa rìu dư luận và nỗi sợ hãi hành hung ngập đầy. Học nhiều năm nhưng mức thu nhập được xếp ở thứ hạng thấp thứ 17/18 ngành nghề phổ biến nhất hiện nay, là ngành quan trọng nhưng người đầu tư bao nhiêu cho bệnh viện, hệ thống máy móc hay đơn giản chỉ là bãi gửi xe của bệnh nhân hãy còn chật hẹp lắm. Và còn nhiều nhiều những câu chuyện bất côn ngày càng được đăng tải trên trang tin tức y tế mới nhất đến bạn đọc gần xa. Điều đó có công bằng với người làm nghề Y hay không?

Xã hội đang đối xử ngày càng bất công với ngành Y…

Xã hội đang đối xử ngày càng bất công với ngành Y…

Đã làm nghề Y là chấp nhận “yêu người chắc gì người đã yêu ta”?

Thực tế đã chứng minh hiện tượng này hoàn toàn có cơ sở nhất là khi người bệnh mới phút trước đang còn cầu xin “bác sĩ ơi, cứu tôi với” nhưng phút sau ân nhân cứu mạng lại trở thành kẻ thù. Người ta sẵn sàng cầm những thứ trong tay để làm hại người thầy thuốc không có khả năng tự vệ. Đó là cái lý mà người ta bảo “với nghề Y, “yêu người chắc gì người đã yêu ta”, sự bất công với người làm nghề Y thực sự đang cần được cảnh báo.  

Đặc biệt, việc hành hung cán bộ y tế bởi các đối tượng côn đồ, bất hảo, khi người thầy thuốc đang làm nhiệm vụ là hành động vi phạm Pháp luật trầm trọng. Việc cần làm là nghiêm trị với những hình phạt thích đáng để chấm dứt tình trạng coi nhẹ pháp luật, làm mất an ninh trật tự bệnh viện để nhân viên y tế có thể yên tâm hi sinh nhiều hơn cho cộng đồng.

Lương Y cứ hết lòng cứu chữa bệnh nhân, cứ điềm tĩnh nghe lời chửi bới của người nhà bệnh nhân để rồi họ sẵn sàng trở thành nạn nhân trong những vụ hành hung đến chảy máu và mất mạng. Trước khi bạn quyết định dấn thân vào Y nghiệp thì hãy xác định cho đi mà không được nhận lại, “yêu người chắc gì người đã yêu ta”.

Trang Minh