Nếu sợ MA quá thì đừng chọn học và làm ngành Y!

Không phải ngẫu nhiên mà các anh chị trường Y Dược khuyên các em khóa dưới rằng:“nếu sợ ma thì đừng theo ngành Y”. Lẽ nào vì ở đó có những câu chuyện ma mị đậm chất liêu trai.

Ngày 11/03/2018, 08:58:04   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 15377

Nếu lựa chọn Y nghiệp, bạn bắt buộc phải đi trực tối và điều tất nhiên là được rỉ tai nhau về những câu chuyện nửa đùa nửa thật, ma mị, thần bí và đủ để “nhát” những người nghe yếu tim.

Nếu sợ MA quá thì đừng chọn học và làm ngành Y nhé!

Nếu sợ MA quá thì đừng chọn học và làm ngành Y nhé!

Dân Y chẳng lạ gì chuyện bị bóng đè ở bệnh viện

Sau khi cập nhật những chia sẻ rất thật của các bạn sinh viên lẫn các bác sĩ, Điều Dưỡng đang thực tập, trực hay làm việc tại các bệnh viện trên trang Chuyện nghề Y mới nhận thấy hiện tượng bóng đè khi ngủ tại nơi đây là chuyện không phải hiếm. Chứ không muốn nói là phổ biến nhất. Đầu tiên nghe chuyện của một Điều dưỡng trực ở một bệnh viện Sản, chị kể: “Có đợt mình trực sản, 2 giờ sáng bật dậy hóng ca mẹ sảy thai 5 tháng, nhìn thấy chân đứa bé lủng lẳng bên ngoài. Sau ca, lôi ghế ra ngủ tiếp thì có cảm giác như có vật đó đè nặng lên người, không mở mắt được, không thở nổi. Mãi sau mới tỉnh và thức nguyên đêm hôm đó.”

Câu chuyện bóng đè tương tự xảy ra với một Bác sĩ làm ở bệnh viện thành phố gần 10 năm cũng gặp như cơm bữa: “thi thoảng mệt quá, tranh thủ nằm ngủ trong ca trực thì thấy lồng ngực bị đè xuống, khó chịu, muốn gọi ai đó mà không thể lên tiếng, lơ mơ nhìn thấy bóng người đầu giường mặc đồ trắng tóc xõa kín mặt, không thấy chân, lúc không tay…nhưng vì đã rèn luyện nhiều nên quen rồi”.

Dân Y chẳng lạ gì chuyện bị bóng đè ở bệnh viện

Dân Y chẳng lạ gì chuyện bị bóng đè ở bệnh viện

Một số dấu hiệu cho thấy bạn đã nhìn thấy ma trong bệnh viện

Trang tin tức y tế mới nhất cũng đã cập nhật thông tin về một số dấu hiệu nhận biết “người lạ” xuất hiện trong ca trực hoặc khi bạn đang ngủ bao gồm: Mặc quần áo bình thường nhưng lại bất thường vì không có mặt, tay, chân và lúc nào cũng có cảm giác lơ lửng trên không trung. Trên tay có đeo sợi chỉ hoặc đỏ hoặc trắng. Thông thường họ thường mặc đồ trắng mà bệnh viện thì hầu hết là không ai được phép xõa tóc khi đang làm việc nên mọi người cần chú ý, nhất là các bạn sinh viên lần đầu đi trực. Cách tốt nhất đối phó là im lặng, xem như không biết gì và tránh càng xa càng tốt.

Cách tránh một số nơi âm khí nặng khi đi trực bệnh viện

Bí quyết mà nhiều bạn sinh viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tai nhau khi đi trực tối tại bệnh viện để bảo vệ bản thân chính là việc: tránh đi thang máy bệnh viện một mình, tốt nhất nên chờ 2 người vì thi thoảng thang máy sẽ tự lên, tự xuống, tự mở hay tự đóng mà chẳng có ai bấm cả. Nơi cần tránh thứ hai nếu bạn không bắt buộc ở đó chính là ICU ( intensive care unit ) hay còn gọi là phòng hồi sức tích cực của bệnh viện bởi vì theo thống kê ở nơi đây thì chỉ có 30% bệnh nhân phục hồi đi ra và còn lại thì đều tử vong nên âm khí rất nặng cần hết sức tránh. Tiếp theo chính là khoa nội chính là nơi lưu trữ nhiều loại bệnh và có nhiều người mất vì bệnh quá nặng. Tiếp theo thì bạn cần tránh xa khoa sản nhất là nơi nạo phá thai vì vương vất quanh đây đều có linh hồn của các thai nhi chưa được chào đời vì lý do gì đó nên uất khí, cảm giác oán trách nhiều, trưa tối nên hạn chế đi một mình. Xe cấp cứu cũng có nhiều âm khí vì bệnh nhân ra đi cũng nhiều, chưa kể, vi khuẩn và các mầm bệnh không hề ít.

Cách tránh một số nơi âm khí nặng khi đi trực bệnh viện

Cách tránh một số nơi âm khí nặng khi đi trực bệnh viện

Trên đây là một số điều mà các bạn trẻ chuẩn bị tham gia xét tuyển Cao đẳng Y Dược chính quy năm 2018 cần đặc biệt chú ý để có thể bảo vệ bản thân và tinh thần khi trực bệnh viện.

Trang Minh