Nghề Y vẫn còn lắm “chông gai”

Từ bao lâu nay nghề Y vẫn được gọi là nghề cao quý, bậc “thánh nhân”, nhưng cuộc sống thay đổi, quan niệm của con người cũng dần đổi thay khi nói về nghề Y.

Ngày 05/10/2017, 05:20:49   Tác giả :     Lượt xem: 2432

Nghề Y là cái nghề, nếu bạn làm luôn đúng bạn sẽ được ca ngợi lên tận trời xanh, còn nếu bạn làm sai dù chỉ là nỗi rất nhỏ, bạn sẽ vị vùi dưới vực sâu và cả đời mang bản án tử hình trong nghề.

Nghề Y lắm chông gai

Nghề Y lắm chông gai

Nghề y cái nhìn nhân bản của xã hội

Đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi vì sao nghề Y lại được gọi là nghề cao quý trong các nghề? Liệu có phải ngay từ đầu sinh viên Y đã phải mất thời gian học hành vất vả tới 6- 7 năm, còn khi vào nghề thì làm việc trong môi trường nhiều độc hại, bệnh tật, thuốc men, chết chóc, làm việc thì làm ngày trực đêm… Có phải vì sự tu rèn, khổ luyện đó cùng với sự tôn trọng của xã hội mà đã làm nên vị thế của người bác sĩ như ngày hôm nay, nên người ta mới ưu ái gọi nghề Y là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề.

Theo dõi thường xuyên tin tức y tế trong ngày có thể thấy, hiện nay ngành Y đang gặp khá nhiều bê bối mà người ta thường nói là Y đức của người thầy thuốc bị xuống cấp. Y đức trong nghề Y có phải là làm đúng như câu nói “lương y như từ mẫu” hay chính xác là nói về y đức của người làm nghề. Thực ra thì làm nghề gì trong xã hội cần phải có đạo đức, nếu đạo đức con người bị đem đặt sau vật chất hay danh vọng cá nhân thì quả thực là một vấn đề nhức nhối. Trong xã hội còn rất nhiều ngành nghề khác mà đạo đức cũng rất quan trọng và khi đạo đức bị xa sút còn có thể để lại những hậu quả tai hại và lâu dài hơn cả ngành y. Có thể thấy sự xuống cấp về đạo đức hiện nay, là một vấn đề chung của xã hội, chứ không đơn thuần là của ngành Y. Nhưng tại sao xã hội lại luôn có cái nhìn khắt khe về y đức và vấn đề này lại được đưa lên bàn tán nhiều đến thế. Cõ lẽ vẫn là câu trả lời cũ, vì nó được trả giá bằng sức khỏe, tính mạng con người và được hấu hết mọi người chứng kiến , nhìn nhận đánh giá.

Nghề Y nỗi lòng của từ mẫu

Chắc hẳn bạn đã từng được nghe rất nhiều những vài viết về tâm sự nghề Y, chuyên Y, đa phần những bài viết này đều được viết bởi nỗi lòng của người sau bao năm làm trong nghề, những nỗi niềm đó không thể chia sẻ cùng ai nên chọn cách tâm sự để vơi đi áp lực công việc, vơi đi những khó khăn của nghề.

Vất vả luôn áp lực với nghề

Vất vả luôn áp lực với nghề

Họ viết ra không có mục đích ca ngợi nghề mình đang làm, không than phiền, không phê phán, không tán dương, không chê trách mà đơn giản chỉ là tâm sự của người trong cuộc để có thể chia sẻ với những người cùng làm trong nghề và qua đó cũng một phần nào đó mong xã hội có thể hiểu và thông cảm hơn với người có việc làm ngành Y, đặc biệt khi có xảy ra một chút sự cố hay sai sót về nghề. Vì thực tế, khi xảy ra vấn đề gì trong ngành Y không ít người cứ “u uất” theo những con số, mà không cầu thị hơn về quá trình, về tuổi nghề và những thành quả đạt được suốt quá trình làm nghề của mỗi bác sĩ. Bạn cũng hiểu rằng để đứng được vào vị trí như hiện tại họ phải là người có chuyên môn nghề nghiệp, có trách nhiệm với nghề với bệnh nhân, không thì làm sao có thể tồn tại được trong xã hội như hiện nay. Thay vì lên án họ xã hội chưa bao giờ đặt ra câu hỏi tại sao sự cố lại có thể xảy ra, trong quá trình làm có khó khăn gì chăng? Khi được mọi người đồng hành và chia sẻ họ mới đủ can đảm để đứng lên, chứ chưa gì xã hội đã quy chụp tội danh và ném tới tấp những lời lẽ những hành động thiếu sự tôn trọng vào họ, thì thử hỏi nào ai giám đứng lên mà nói, lúc này ai cũng thế, chỉ muốn im lặng, không đấu tranh, không cãi vã vì họ hiểu có cãi cũng không thắng nổi cái suy nghĩ khi đã được mặc định sẵn trong đầu mọi người.

Đã từng có một vị bác sĩ trên thế giới sau 40 năm công tác trong nghề, trước lúc về hưu vị bác sĩ già có chia sẻ một câu nói mà đến tận ngày nay nhiều nay nhiều người làm trong ngành Y vẫn thấy đúng “đừng bao giờ nghĩ bạn có thể thay đổi thế giới nếu bạn là bác sĩ”. Có lẽ cũng vì câu nói ấy mà những người trong nghề họ tự nhủ với bản thân mình rằng hãy cố gắng hoàn thành tốt trách nhiệm của bản thân thay vì cố gắng giải thích, vì thế mà đa phần những người bác sĩ họ khá kiệm lời, trên mặt họ lúc nào cũng thể hiện sự nghiêm nghị khó gần. Bởi vì đứng trước những khó khăn, chông gai của nghề bắt buộc họ phải giữ cho mình một khí chất khi khoác lên người chiếc áo blouse trắng, chỉ có như thế mới giữ chiếc áo ấy thật trong sáng, sạch sẽ, tinh khiết, không bị hoen ố bởi những bụi đời.

Nguyễn An - ytevietnam.net.vn