Vô lý: Bác sĩ đang bị tước quyền phòng vệ chính đáng của công dân?

Khoản 1 điều 22 Bộ luật hình sự 2015 đã quy định công dân có quyền phòng vệ khi bị người khác tấn công và được chống trả tương đương. Sao bác sĩ lại bị tước quyền phòng vệ chính đáng?

Ngày 20/04/2018, 08:39:40   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 3882

Những ngày qua, dư luận dường như đã sục sôi vì vụ bác sĩ của bệnh viện Xanh Pôn bất ngờ bị tấn công một cách vô lý đến đơn độc ngay trong nơi làm việc của mình. Bác sĩ trẻ đã khóc khi chia sẻ tâm sự của mình về câu chuyện trên. Giọt nước mắt khi bản thân bị tước đi quyền cơ bản của công dân. Đó là quyền phòng vệ chính đáng.

Bất công: Bác sĩ đang bị tước quyền phòng vệ chính đáng của công dân?

Bất công: Bác sĩ đang bị tước quyền phòng vệ chính đáng của công dân?

Bác sĩ bị đánh đang bị tước đi quyền cơ bản mà ai cũng có

Theo quy định của Luật Việt Nam hiện hành cho thấy tất cả công dân nước ta đều có quyền phòng vệ chính đáng. Tức là Khoản 1 điều 22 Bộ luật hình sự 2015 của Việt Nam quy định rõ bạn có thể phòng vệ khi bị tấn công và được chống trả lại tương đương với mức độ nguy hiểm mà mình phải đối mặt từ một người khác. Trang Chuyện nghề Y cũng đã cập nhật về điều khoản này đến những người làm nghề Y quan tâm. Cụ thể, quyền phòng vệ chính đáng của công dân chính là việc bạn được quyền chống trả một cách cần thiết, hợp pháp đối với người thực hiện hành vi xâm hại những lợi ích mà bạn được pháp luật bảo vệ bằng cách gây ra thiệt hại cho chính người đó. Việc người nhà bệnh nhi vụ Bệnh viện Xanh Pôn xét vào quyền trên đang xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bác sĩ.

Cụ thể, bất kỳ một ai, kể cả nhân viên y tế trong trường hợp bị hành hung trên đều đang vô tình bị tước đi quyền phòng vệ chính đáng. Cái quyền mà đáng ra ai cũng có nhưng người thầy thuốc thì không. Nguyên nhân được đưa ra đơn giản vì khi bạn đã theo học ngành Y, từ một trường Đại học Y dược nào đó ra, công tác tại bệnh viện, mặc áo blouse trắng lên người thì bạn chỉ có quyền và nhiệm vụ cứu người. Người ta không chấp nhận và khuyến khích hành động tự vệ chính đáng nào của bác sĩ dù hành động đó để đáp trả lại sự tấn công từ một đối tượng côn đồ. Bước chân vào nghề Y thì xác định bạn phải mất đi một số quyền hạn cơ bản, trong đó có quyền phòng vệ bản thân trước nguy hiểm. Sự bất công ấy khiến người trong nghề chỉ biết chấp nhận mà không thể phản kháng. Đau đớn thay! Chưa hết, nguyên nhân khiến người bác sĩ bị tước quyền là nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp và lương tâm của bác sĩ không cho phép họ được gây ra bất kỳ thương tích nào đối với người khác (nguyên tắc “do no harm first”) dù bản thân đáng gặp nguy hiểm. Dù đặt vào hoàn cảnh, mục đích hay bất trắc nào đi chăng nữa thì người mặc áo blouse trắng vẫn gặp bất lợi và thiệt thòi. Đó là điều đương nhiên.

Bác sĩ bị đánh đang bị tước đi quyền cơ bản mà ai cũng có

Bác sĩ bị đánh đang bị tước đi quyền cơ bản mà ai cũng có

Vì sao người hành nghề Y xứng đáng được đối xử công bằng trước pháp luật?

Người ta thường nói về 2 từ công bằng trong xã hội văn minh và tiến bộ nhưng tại sao ở cái thời buổi này, đâu đó vẫn có những người không được đối xử công bằng. Không phải một vài mà cả một bộ phận. Không phải bộ phận thông thường mà một phần quan trọng có vai trò bảo vệ sự sống của xã hội. Đó là người hành nghề Y. Những bác sĩ, thầy thuốc, Điều dưỡng, Y tá, những cán bộ y tế, những người ngày đêm giành giật sự sống từ tay tử thần về tay chúng ta. Trang tin tức y tế mới nhất liên tục cập nhật về thành tựu của ngành Y nhưng song song với đó là đăng tải những vụ hành hung nhân viên y tế một cách dã man và hết sức vô lý.

Dù đặt ở vị trí nào thì người hành nghề Y đều phải đặt mình ở vị trí bất lợi bởi vì:

  • Khi làm việc, khi chữa bệnh cứu người thì bác sĩ chỉ mang tai nghe, hồ sơ, bệnh án chứ không bao giờ và không được phép mang vũ khí phòng thân. Vì thế khi bị tấn công họ bất lực vì không thể dùng công cụ chống trả.
  • Quy định trong đạo đức nghề nghiệp của ngành Y cho thấy hành vi chống trả và làm tổn hại đến người khác, dù người ta có đánh mình là không được phép.
  • Nghề Y là nghề đặc biệt và thiêng liêng, bởi liên quan trực tiếp tới tính mạng con người và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của xã hội. Trong khi bác sĩ làm ở cơ sở tư nhân phải đối mặt với vấn đề kiện cáo nhưng rất ít khi phải đối mặt với nạn bạo hành y tế thì tại các cơ sở công lập, bác sĩ phải đối mặt với sự mất trật tự, thiếu an toàn của vấn nạn bạo hành nhân viên y tế gây ra. Họ làm việc trong sự nơm nớp, lo sợ và hoang mang mình sẽ là nạn nhân tiếp theo.

Chính những bất lợi trên càng cho thấy người bác sĩ đang bị tước quyền phòng vệ chính đáng một cách rõ ràng hơn bao giờ hết. Câu chuyện nhận được sự quan tâm của sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Dù làm ở tư nhân hay công lập thì họ đều xứng đáng được bảo vệ trước cái ác và được đối xử công bằng trước pháp luật. Trong khi trách nhiệm của nghề Y càng lớn thì sự bất công vì bị tước khỏi tay quyền cơ bản của công dân càng rõ. Nếu đã bị mất quyền phòng vệ thì hãy cho họ một "tấm khiên" đủ mạnh để bảo vệ an toàn của bản thân. Đánh người là hành vi sai pháp luật nhưng đánh người đang cứu mình, hành hung ân nhân của người thân càng là hành vi đáng bị khởi tố và lên án. Hãy trả lại sự công bằng cho ngành Y trong khi họ đang bị tước quyền phòng vệ chính đáng của công dân một cách trắng trợn nghiễm nhiên.

Trang Minh