Ngày này, ngày vinh danh những thiên thần áo trắng, ngày của những thầy thuốc đã dành cả tuổi thanh xuân, tuổi trẻ để cống hiến cho người bệnh để nhận lại nhiều “sự vô ơn”. Gác vấn nạn bạo hành, gác lại thiệt thòi trong chế độ đãi ngộ, chúng tôi xin viết về hai chữ “Y Đức” của nền y học hiện đại trong giờ phút thiêng liêng này để thấy rằng thời nào cũng vậy: “Lương Y” bao giờ cũng là “Từ Mẫu”.
- BVĐK TƯ Thái Nguyên: Người nhà bệnh nhân chửi bới, đe dọa kíp trực
- Vì sao Bác sĩ liên tục bị người nhà bệnh nhân hành hung?
- Bác sĩ BV Sản Nhi Yên Bái bị đánh rách đầu ngay cửa phòng mổ
Viết về Y Đức trong Y học hiện đại nhân Ngày Thầy thuốc 27-2-2018
Trong Y học hiện đại, người thầy thuốc không còn coi trọng “Y Đức”?
Ngành Y ở Việt Nam đã và đang từng ngày trưởng thành, trải qua sóng gió và bao cuộc bể dâu để trở thành lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong xã hội. Bạn có thể thiếu bằng đại học, bạn vẫn có thể sống bằng nghề khác, bạn có thể lỡ một bữa ăn, bạn vẫn có thể ăn món khác, bạn có thể bỏ qua một bộ quần áo đẹp, bạn vẫn có thể mua bộ khác…nhưng bạn mất đi sức khỏe, mất đi mạng sống….bạn sẽ mất tất cả. Vì thế, nhắc đến Y tế là nhắc đến những con người nắm giữ mạng sống của người bệnh. Nghề của sự sống còn, của được mất, của sống chết nên cần hơn hết hai chữ “Y Đức”. Có thể trên các trang tin tức y tế mới nhất vẫn cập nhật một vài sự vụ chưa hay, chưa tốt về những nhân viên y tế nhưng nhân ngày Thầy Thuốc Việt Nam, xin hãy bao dung bỏ qua những cái gọi là “con sâu làm rầu nồi canh” ấy để nhận ra rằng thời nào cũng thế, y học càng hiện đại người ta càng coi trọng lương tâm, trách nhiệm và hai chữ “Y Đức” đối với người hành nghề Y vẫn thiêng liêng như trong lời thề lời thề hy-pô-crát khi mỗi bác sĩ tốt nghiệp và bước chân vào đường đời.
Có nhiều người nhận định trên trang Chuyện nghề Y thời buổi kinh tế thị trường này, đồng tiền luôn đứng lên trên mọi thứ gọi là danh sự, phẩm giá và trách nhiệm. Có người còn mạnh bạo tuyên bố là: Thầy thuốc thời này chẳng còn coi trọng Y Đức? Điều này hoàn toàn sai lầm và có tính phiến diện vì khi chọn ngành Y dù không còn quá khố sở như trước kia nhưng so với các ngành nghề và công việc khác thì bác sĩ, nghề Y vẫn luôn là một “nghề để cho chứ không phải để nhận”, “nghề để làm phúc chứ tuyệt đối không phải để kiếm tiền”, “nghề mà mất nhiều hơn được” …chưa kể “nghề Y là một nghề ngày càng nguy hiểm và rủi ro”…
Trong Y học hiện đại, người thầy thuốc không còn coi trọng “Y Đức”?
Làm thế nào để giúp người trẻ nhận thức đúng về Y Đức khi hành nghề Y?
Tâm lý chung của giới trẻ khi lựa chọn nghề Y chính là để khẳng định khả năng của bản thân và muốn ứng dụng kiến thức vào thực tế và một điều không thể không nhắc đến ở sinh viên theo học Y Dược chính là để kiếm thu nhập đảm bảo cuộc sống. Dù bạn học Y học cổ truyền hay Y học hiện đại để trở thành thầy thuốc bạn phải trải qua một cuộc thi đầu vào hay đúng hơn là cuộc chiến được mất. Khối kiến thức khi được học ở trường cũng là gánh nặng rất lớn với áp lực từ các kỳ thi, thực hành, thực tập…Chưa kể, đối diện với nỗi đau với người bệnh trong lúc “nghìn cân treo sợi tóc” thì người trẻ lại càng phải có một tấm lòng, bao dung, hi sinh và thực sự “Y Đức”. Câu hỏi đặt ra là làm sao để bác sĩ trẻ giữ vững được lời thề trước khi ra trường đó khi xung quanh có quá nhiều cám dỗ. Học đã thiệt thòi so với chúng bạn, giờ đi làm cũng phải nhẫn nhịn với chế độ đãi ngộ thiếu thốn, thầy thuốc yêu nghề vô điều kiện, làm phúc cho người bệnh có lẽ là điều phi lý. Nhưng điều đó không có nghĩa là người bác sĩ thời nay không đồng cảm với nỗi đau của người bệnh, không phải hi sinh bản thân vì công việc cứu người. Thời nào cũng có cái khó của nó, càng hiện đại càng phải trau dồi kiến thức để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, càng ngày, bác sĩ càng đối diện với nhiều rèm pha của dư luận, của báo chí, của người nhà bệnh nhân và bệnh nhân. Vì thế, bài học đầu tiên mà các bạn trẻ theo học Đại học, Cao đẳng Y Dược chính là bài học về Y Đức. Các bạn chuẩn bị Xét tuyển Cao đẳng Y Dược chính quy năm 2018 cần quan tâm.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Vì thế, nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam năm 2018, ngày 27/2 cũng sẽ là dịp cán bộ y tế khắc cốt ghi tâm lời dạy Y Đức ân tình, sâu sắc, thiết thực của Bác Hồ kính yêu về nâng cao trình độ chuyên môn và gìn giữ lương tâm, phẩm chất và tâm hồn của người thầy thuốc xứng đáng “Lương Y như Từ Mẫu”.
Chúc các thầy thuốc sức khỏe, may mắn và vững bước trên con đường Y nghiệp!
Trang Minh