Chỉ còn vài ngày nữa, chúng ta sẽ kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 nhưng niềm vui của người bác sĩ đâu chẳng thấy mà chỉ thấy buồn và lo nhiều hơn cả. Đầu năm mới, máu của nhân viên y tế đã nhuộm đỏ áo blouse trắng để lại những nỗi khắc khoải cứ đau đáu khôn nguôi. Và tự hỏi vì sao bác sĩ liên tục bị người nhà bệnh nhân hành hung?
- Bộ trưởng Bộ Y tế gửi vòng hoa viếng bé Hải An hiến giác mạc
- Bác sĩ BV Sản Nhi Yên Bái bị đánh rách đầu ngay cửa phòng mổ
- BV Phụ sản Hà Nội: Bác sĩ có thu nhập cao nhất lên đến 100 triệu/tháng
Vì sao Bác sĩ liên tục bị người nhà bệnh nhân hành hung?
Mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam: Người già bệnh nhân tặng gì cho bác sĩ?
Ngày 27/2 cũng như những ngày kỷ niệm trọng đại khác trong năm, là dịp để chúng ta nói lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những người đang hành nghề Y, những thầy thuốc, những người mang sứ mệnh cầm giữ mạng sống của chúng ta. Thế nhưng ngược lại với cách người ta chúc mừng người thầy nhân ngày Nhà giáo, mừng phụ nữ nhân ngày Quốc tế phụ nữ, mừng quân nhân nhân Ngày Quân đội Nhân dân….Ngày Thầy thuốc Việt Nam, người nhà bệnh nhân trả ơn cho bác sĩ bằng “hành động vô ơn” không thể vô ơn hơn thế. Đó là việc hành hung, chửi bới, đe đọa, đuổi đánh và thậm chí dùng cả đèn pin đập vào đầu như vụ 2 bác sĩ ở Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái vài ngày trước. Tin tức y tế mới nhất cũng đã cập nhật thông tin này đến các bạn độc giả quan tâm.
Cũng minh chứng rõ hơn về vấn nạn bạo hành trong ngành Y tế, TS Trương Hồng Sơn - Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam cho biết giai đoạn 2010- 2017 có 22 vụ bạo hành cán bộ nhân Y tế (khoảng 3 vụ/năm). Đặc biệt, thống kê báo động chỉ trong 10 tháng gần đây, số ca hành hung trong 10 tháng gần đây tăng lên gấp 3 lần. Mặc dù trước đó, Bộ Y tế có nhiều biện pháp mạnh tay để bảo vệ nhân viên y tế, nhưng bác sĩ vẫn bị đánh bởi người nhà bệnh nhân quá khích. Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, thay vì nhận nụ cười, cái nắm tay tình cảm hay những lời cảm ơn giản dị thì người thầy thuốc của chúng ta đang phải đối mặt với quá nhiều nguy hiểm cho cả bản thân, bạn bè lẫn bệnh nhân và đồng nghiệp. Chuyện nghề Y còn ghi nhận được sự việc đau lòng và đáng tiếc nhất trong việc bác sĩ bị hành hung là sự kiện: Bác sĩ Phạm Đức Giàu công tác tại Bệnh viện huyện Vũ Thư Thái bình bị người nhà bệnh nhân dùng dao đâm chết tại bệnh viện trong ca trực ngày 15/8/2011. Cái chết ấy sẽ mãi ám ảnh trong tâm trí và tâm hồn của người thầy thuốc. Vết thương và sự đối xử bất công ấy đôi khi khiến nhân viên y tế chùn bước khi đang làm nhiệm vụ, cản trợ sứ mệnh thiêng liêng của mình. Vết thương trên thân thể, vết sẹo khâu sẽ lành lại theo năm tháng nhưng nỗi đau trong lòng những bác sĩ bị người nhà bệnh nhân đánh chửi sẽ mãi còn.
Mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam: Người già bệnh nhân tặng gì cho bác sĩ?
Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, ngồi lại ngẫm thấy buồn cho ngành Y của Việt Nam quá đỗi!!! Một phần nguyên nhân từ người thầy thuốc có cách cư xử chưa đúng, vì người nhà q úa bức xúc, xót ruột, mất bình tĩnh, vì phương tiện thiếu thốn, vì chế tài xử lý không nghiêm, vì an ninh bệnh viện đang bị buông lỏng….chung quy cũng chỉ vì cái “tôi” của con người mà thôi. Sâu xa hơn là cách người ta dạy các bạn học sinh, nhất là chuẩn bị tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 bộ môn công dân hay còn gọi là đạo đức, đạo làm người. Đây cũng là câu hỏi lớn dành cho người làm Sư Phạm trước thềm năm mới.
Vì sao người nhà bệnh nhân lại liên tục đánh bác sĩ?
Theo đó, nguyên nhân khiến việc người nhà bệnh nhân đánh bác sĩ hoặc có những hành động thái quá đến từ nhiều phía, cả chủ quan và khách quan. Trong đó, sự căng thẳng và stress của bệnh nhân lẫn bác sĩ trong quá trình giao tiếp, điều trị và hợp tác với nhau cũng đóng vai trò rất lớn. Cụ thể khi bác sĩ căng thẳng thì thái độ với bệnh nhân sẽ không được ôn hòa, dẫn đến sự không hài lòng. Còn ngược lại khi bệnh nhân khó chịu, đau đớn thì tâm trạng bất ổn và dễ có những hành động lo lắng. Đó cũng là tâm lý chung của người nhà bác sĩ khi vào bệnh viện. Trong khi người nhà xót ruột thì để đảm bảo chuyên môn bác sĩ lại cứ bình thản, từ từ càng đẩy sự khác biệt và mâu thuẫn lên đến đỉnh cao. Nếu không cảm thông và chia sẻ với nhau thì chắc chắn sẽ xảy ra sự xích mích, cự cãi và xô xét. Động cẳng tay, hạ cẳng chân là chuyện khó tránh khỏi.
Vì sao người nhà bệnh nhân lại liên tục đánh bác sĩ?
Vậy làm thế nào để có tránh những lúc va chạm và căng thẳng như vậy, BS Đỗ Hồng Ngọc đưa ra 3 lời khuyên cho những bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh:
Thứ nhất, tất cả các bác sĩ và nhân viên y tế cần phải tôn trọng bệnh nhân. “Khi tiếp xúc bệnh nhân là gái mại dâm, mình cũng tôn trọng họ như đối với bệnh nhân là hoa hậu. Nếu không tôn trọng người ta thì sẽ không truyền thông được”. Bài học này cũng đã được một bạn chuẩn bị xét tuyển Cao đẳng Y Dược Chính quy năm 2018 chia sẻ. Thứ hai chính là cái tâm của người thầy thuốc đối với bệnh nhân của mình. Điều này được người nhà bệnh nhân cảm nhận. Thứ ba chính là việc thấu cảm với nỗi đau mà người bệnh đang phải gánh chịu để đặt vị trí của mình vào họ.
Trang Minh