Thời buổi kinh tế thị trường cùng với tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa nhanh đến chóng mặt khiến cái nhìn của dư luận với nghề Y cũng ít nhiều đổi thay. Đặc biệt là mức thu nhập của bác sĩ không còn là tiêu chuẩn quy định Y Đức của người thầy thuốc.
- Cảm động: 3 Bác sĩ BVĐK Thanh Chương, Nghệ An hiến máu cứu sống sản phụ
- Nghề y không như là mơ!
- Vì sao Điều Dưỡng viên trong độ tuổi lao động đều bị trầm cảm?
Thầy thuốc không nhất thiết cứ phải nghèo mới được gọi là Nghề cao quý
Thời vận đã xoay vần: Nghề Y không cần quá nghèo
Chuyện nghề Y ghi nhận những câu chuyện rất đời của người thầy thuốc, có những câu chuyện khiến người nghe đọc rơi nước mắt, có những mảnh đời cười ra nước mắt nhưng cũng lắm nhọc nhằn, khổ ải, gian truân mà khi trải qua mới thấy hết nỗi niềm. Trong đó có không ít những trăn trở về cái nhìn của dư luận về thu nhập của người thầy thuốc, phải chăng chỉ có người bác sĩ nghèo tận tụy, không quá dư dả về vật chất, sống cuộc sống thiếu thốn tiền bạc mới là bác sĩ giỏi, bác sĩ từ tâm. Quan niệm đó liệu đã đến lúc nên thay đổi cho phù hợp hơn.
Người ta cứ vin vào những công việc cao quý, thanh cao thì phải không màng đến vật chất, tiền bạc. Người ta cứ nhắc về tiền lương của một bác sĩ lâu năm với một cử nhân mới ra trường chuyên ngành kinh tế tương đương nhau, thậm chí cử nhân kia còn có mức thu nhập cao hơn. Rồi tiền công vá ruột cho bệnh nhân trong một ca mổ hạng bình thường không bằng tiền công vá xe máy của một bác thợ lành nghề mới học đến lớp 9. Trang Y tế Việt Nam còn tự hỏi: Tại sao nghề Y lại bị đối xử bất công như thế. Trong khi những nghề nghiệp khác thì không. Giờ đây, các y bác sĩ đã năng động hơn, giỏi giang và biết cách xoay xở hơn trước kia rất nhiều. Khác hẳn với thời bao cấp, ngoài đồng lương nhà nước ở cơ quan, cuộc sống chỉ có thể tằn tiện thì giờ thầy thuốc không nhất thiết phải nghèo vẫn làm nghề Cao quý như ai. Bác sĩ càng giỏi thì phải càng giàu mới đúng.
Bác sĩ càng giỏi thì càng phải giàu
Thay vì cái quan niệm xưa cũ, lỗi thời và áp đặt “nghề thanh cao phải sống thanh bần” hay “thầy thuốc nghèo mới phải thầy thuốc tốt, mới làm được nghề cao quý” mà thầy thuốc không nhất thiết cứ phải nghèo như ngày xưa. Giờ đây, trình độ, tay nghề, khả năng chuyên môn và sự năng động, nắm bắt cơ hội của người làm nghề Y lại phải càng tỷ lệ thuận với mức thu nhập và tiền công xứng đáng.
Bác sĩ càng giỏi thì càng phải giàu
Sự thanh cao của nghề chữa bệnh cứu người vẫn vẹn nguyên như thế, chỉ là cách thể hiện khác đi đôi chút khiến người ta ngộ nhận nghề Y đã xuống giá, người thầy thuốc cần tiền hơn cần tình thương cho bệnh nhân. Điều đó đúng như chưa đủ, thầy thuốc cũng là người, họ cũng cần có thu nhập để lo cho gia đình của họ. Bạn, tôi và bác sĩ đều có mưu cầu chính đáng như nhau. Vậy tại sao cứ bắt họ phải nghèo để chứng minh sự cao quý của Y Nghiệp. Trong đó trực nhiều tiếng liên tục được trả bao nhiêu tiền? Phục vụ ngần ấy bệnh nhân, các bác sĩ nhận tiền lương 1 tháng là bao nhiêu? Nếu không năng động làm thêm ngoài giờ, nhận trực rồi tranh thủ làm bên ngoài phòng khám tư thì làm sao gánh gồng cơm áo gạo tiền và hàng trăm các khoản tiền phải chi giữa thời buổi kinh tế thị trường, đắt đỏ như hiện nay.
Chưa kể, nhiều bác sĩ làm lâu năm nhưng do thâm niên công tác và chế độ xét lương theo nhà nước nên sự bọt bèo dường như vẫn cứ đeo đẳng từ năm này sang năm khác. Nghèo không phải là thước đo cho sự tận tâm của người bác sĩ vì làm nghề Y không phải là làm từ thiện, chữa bệnh cứu người là trách nhiệm, là công việc chứ không phải là một thiên chức. Giàu có nghĩa là thầy thuốc giỏi, có trình độ và biết đón nhận cơ hội về cho mình. Không nhất thiết cứ phải nghèo mới là nghề cao quý. Dư luận nên có cái nhìn thiện cảm hơn về thu nhập cũng như nhu cầu cuộc sống cơ bản của bất kỳ một nhân viên y tế nào. Vì họ cũng như bạn, cũng cần tiền để lo cho bản thân, gia đình. Nghèo hay giàu thì nghề Y vẫn luôn là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Họ có quyền được trân trọng.
Trang Minh