Dưới một dạng “hợp đồng hợp tác”, rất nhiều người có trình độ Dược sĩ đại học đã thu được một khoản lợi nhuận không hề nhỏ hàng tháng từ việc cho các nhà thuốc bán lẻ thuê bằng để hoạt động. Đó cũng là nguyên nhân khiến việc khi kiểm tra luôn gặp tình trạng Dược sĩ chuyên môn có trách nhiệm vắng mặt.
- Tác dụng của thuốc Pharmaton như thế nào?
- Lạm dụng thuốc kháng sinh nguy hiểm như thế nào?
- Thuốc Atorvastatin có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Sốc: Nhiều Dược sĩ đại học cho nhà thuốc thuê bằng để hoạt động
Dược sĩ trình độ đại học cho nhà thuốc bán lẻ thuê để hoạt động hợp pháp
Trên các trang tin tức y tế mới nhất cũng đã cập nhật tình trạng nhiều Dược sĩ đại học dùng tấm bằng của mình để nhiều nhà thuốc thuê hoạt động, kinh doanh bán thuốc dưới hình hợp đồng hợp tác. Việc này sẽ giúp các nhà thuốc này hợp pháp được thủ tục pháp lý theo quy định của nhà nước về việc buôn bán thuốc. Tuy nhiên, sau khi ký kết hợp đồng và nhận về một khoản tiền lương cho thuê bằng hàng tháng thì hầu hết cả người thuê và người cho thuê đều vô trách nhiệm trong việc này. Thậm chí hai người không biết mặt nhau. Cho đến khi các cơ quan chức năng kiểm tra thì Dược sĩ chịu trách nhiệm ở các nhà thuốc trên đều vắng mặt. Thực trạng này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của những tấm bằng Dược sĩ đại học mà còn là nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm cho người bệnh khi mua thuốc tại các cơ sở bán thuốc nói trên.
Đặc biệt là khi họ mua thuốc tân dược từ những Dược sĩ không hề đủ trình độ chuyên môn, trách nhiệm và kiến thức về những sản phẩm của họ. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến người bệnh không những không điều trị khỏi mà còn bị nặng hơn, thậm chí còn bị kháng kháng sinh hoặc siêu vi khuẩn gây tiêu tốn tiền bạc và nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh về lâu dài. Cụ thể, theo giá chung khi cho thuê bằng Dược sĩ đại học, các nhà thuốc ở địa bàn TP.HCM phải chi trả trung bình từ 7 - 8 triệu đồng/tháng. Như vậy, sau khi ký kết hợp đồng hợp tác thì hàng tháng Dược sĩ có được một khoản tiền mà không hề phải chịu một trách nhiệm chuyên môn hay pháp lý nào.
Dược sĩ trình độ đại học cho nhà thuốc bán lẻ thuê để hoạt động hợp pháp
Dược sĩ cho thuê bằng càng nhiều càng người bệnh càng khổ
Đây cũng là phân tích của nhiều chuyên gia trong ngành Dược tại Việt Nam trước thực trạng Dược sĩ đại học cho các nhà thuốc thuê bằng mà không hề có mặt tại các nhà thuốc. Thậm chí người thuê và người cho thuê không hề có một liên hệ nào ngoài hợp đồng hợp tác và số tiền chi trả hàng tháng. Cuối cùng người gánh chịu chính là người sử dụng thuốc. Bởi vì, nếu không có trình độ thì người bán sẽ không thể tư vấn sử dụng thuốc và phân tích tương tác thuốc khi hoạt động. Cụ thể, đó cũng là trường hợp nhà thuốc K.L do ông T.V.C làm chủ và nằm trên địa bàn Tp.HCM khi được Phòng Y tế H.Bình Chánh (TP.HCM) kiểm tra. Sau đó ông C. giải trình với cơ quan quản lý y tế rằng ông có “hợp tác” với DS N.T.H.Đ để mở nhà thuốc thông qua… dịch vụ và vẫn chưa gặp Dược sĩ Đ lần nào. Chưa kể, K.L đang hoạt động mặc dù chưa có giấy phép, người bán vẫn chưa có chứng chỉ hành nghề (CCHN). Từ đó,Thanh tra Sở Y tế TP phạt ông C. 15 triệu đồng và buộc ngưng hoạt động nhà thuốc vì 2 hành vi nói trên. Trên thực tế còn có rất nhiều trường hợp nhà thuốc thuê bằng của Dược sĩ đại học như trên. Thông tin nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ đang có ý định Xét tuyển Cao đẳng Y Dược chính quy năm 2018.
Cũng nói về điều này, bà Trần Thị Nhị Hà, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội thống kê rằng TP.Hà Nội hiện có hơn 3.000 nhà thuốc, quầy thuốc bán lẻ. Và hành vi vắng mặt Dược sĩ là điều phổ biến. Bà cho biết thêm: “Kiểm tra cũng đã từng phát hiện thỏa thuận cho thuê bằng DS với mức 3 - 5 triệu đồng/tháng”. Còn theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết trên địa bàn TP hiện có khoảng 5.000 nhà thuốc, tương đương có 5.000 DS đứng tên thì: “TP có 5.000 nhà thuốc trong khi nhu cầu chỉ cần 2.000 nhà thuốc là đủ”. Chưa kể, các nhà thuốc trên đây khi cho thuê mướn CCHN dược dưới danh nghĩa “hợp tác” đều vi phạm quy định của nhà nước. Nghị định 176 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, quy định: Nếu DS vắng mặt khi nhà thuốc (do họ đứng tên) mở cửa hoạt động thì DS chỉ bị phạt 3 - 5 triệu đồng (đối với cơ sở bán lẻ), 5 - 8 triệu đồng (đối với cơ sở bán buôn). Đây là hình phạt quá nhẹ. Nếu chứng minh được thuê mướn CCHN dược thì mới phạt tiền - lần đầu 5 - 10 triệu đồng với cơ sở bán lẻ, 10 - 20 triệu đồng với cơ sở bán buôn và tước quyền sử dụng CCHN dược trong thời gian 1 - 3 tháng cũng là quá nhẹ. Bà Lan cũng khẳng định thêm: “Điều bất hợp lý là luật Dược nghiêm cấm thuê mướn CCHN. Một khi đã nghiêm cấm mà bị phát hiện thì cần phải tịch thu luôn CCHN thì mới triệt tiêu tình trạng này. Tuy nhiên, chứng minh được việc cho thuê là vô cùng khó vì trong hợp đồng họ lách qua hợp tác”.
Thông tin trên cũng đã được đăng tải trên trang Tin tức y tế đến các độc giả.
Trang Minh