Sáp nhập y tế: Gần 1.300 lãnh đạo ngành Y mất việc trước năm 2020

Theo kế hoạch của Bộ Y tế thì từ nay đến năm 2020, quá trình sáp nhập y tế sẽ được hoàn thành. Theo đó sẽ có gần 1.300 Giám đốc, Phó Giám đốc và lao động dôi dư.

Ngày 01/02/2018, 01:55:46   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 27126

Đây cũng là một trong những hành động của Bộ Y tế nhằm sắp xếp hệ thống cơ sở y tế tinh gọi, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm khi thực hiện thành công quá trình sáp nhập y tế, giảm gần 1.300 lãng đạo ngành Y bị dôi dư, tăng nguồn đầu tư cho y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Sáp nhập y tế: Gần 1.300 lãnh đạo ngành Y mất việc trước năm 2020

Sáp nhập y tế: Gần 1.300 lãnh đạo ngành Y mất việc trước năm 2020

Sáp nhập y tế thành công nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Trên trang tin tức y tế mới nhất cũng đã cập nhật thông tin về việc Bộ Y tế sẽ triển khai sáp nhập các cơ sở y tế công lập vào một mối nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Theo đó,  từ nay đến năm 2020, Bộ ước tính sẽ có gần 1.300 giám đốc, phó giám đốc và hàng chục ngàn nhân viên làm trong lĩnh vực y tế bị dôi dư. Nhờ đó ngân sách nhà nước có thể tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng/năm.Theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thì quá trình tinh gọn bộ máy hành chính trong ngành Y, đổi mới, sắp xếp hệ thống y tế theo hướng tinh gọn bộ máy trên cơ sở sáp nhập các trung tâm y tế (TTYT) làm nhiệm vụ y tế dự phòng không có giường bệnh ở tuyến tỉnh thành trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh (CDC) sẽ được triển khai vào năm 2018.

Nếu thực hiện được việc sáp nhật y tế thì bộ máy hành chính của ngành Y sẽ gọn nhẹ hơn và người dân sẽ được phục vụ tốt hơn. Dẫn lời một giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội chô biết thêm Bộ Y tế hướng dẫn địa phương sáp nhập các trung tâm y tế có cùng chức năng về y tế dự phòng vào CDC như nói trên. 63 tỉnh thành trên cả nước sẽ giảm mỗi tỉnh 5 đơn vị và tiến tới giảm 315 đơn trên tổng số. Thống kê mới nhất cho thấy đã có 40 tỉnh, thành thực hiện việc sáp nhập này thành công. Hiện đã có 202/450 cơ sở thực hiện sáp nhập bệnh viện và trung tâm y tế thành trung tâm y tế huyện 2 chức năng. Trong các công tác sáp nhập y tế khi bố trí nhân sự sau khi sắp xếp lại cơ sở y tế theo mô hình CDC, trong đó có việc phân bổ các chức danh lãnh đạo.

Sáp nhập y tế thành công nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Sáp nhập y tế thành công nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Gần 1.300 lãnh đạo ngành Y sẽ mất ghế trước năm 2020

Trang tin y tế đưa tin hiện nay, ở các cơ sở  y tế hiện nay đã có mức trung bình mỗi tỉnh, thành có 6 trung tâm (có nơi lên tới 9, 12 trung tâm), tương ứng có 6 giám đốc, 18 phó giám đốc. Sau khi tiến hành sáp nhập y tế, sau khi sắp xếp lại theo mô hình CDC chỉ còn 1 giám đốc, dôi ra 5 giám đốc và 15 phó giám đốc. Như vậy tổng cộng trên cả nước có gần 1.300 giám đốc, phó giám đốc và 12.000 cán bộ hành chính bị dôi dư và sẽ tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng. Hiện tại, Hà Nội đã tổ chức lại 9 đơn vị trong hệ thống y tế dự phòng theo hướng sáp nhập chung vào một đầu mối theo mô hình CDC; 17 tỉnh, thành khác đang tiếp tục triển khai quá trình sáp nhập y tế. Tổng số 2.140 trường hợp biên chế đã thực hiện tinh giản tính từ nay đến năm 2020.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết việc sáp nhập y tế không chỉ tiết kiệm ngân sách nhà nước do cắt giảm nhân sự trong ngành Y gián tiếp vốn đang cồng kềnh, nặng nền mà còn thêm nguồn lực đầu tư cho y tế dự phòng và y tế cơ sở và đảm bảo nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Nhiều bạn sinh viên đang theo học Cao đẳng Dược Hà Nội, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng rất quan tâm đến thông tin trên. Nếu tiết kiệm được gần 1.300 lãnh đạo ngành Y đã tiết kiệm khoảng 93,6 tỉ đồng/năm (tính trung bình mỗi người 6 triệu đồng/tháng) cho ngân sách nhà nước. Trên vị trí làm việc sẽ có người làm việc theo Luật Viên chức dự kiến giảm khoảng 2.140 lao động ngành Y (chủ yếu làm công việc hành chính như tài xế, thủ quỹ, văn thư, kế toán…) tiết kiệm khoảng 154 tỉ đồng/năm ngân sách nhà nước.  Đối với tuyến y tế ở cơ sở địa phương nếu tiến hành sáp nhật y tế dự kiến khoảng 35.000 trường hợp không phải chi lương từ ngân sách nhà nước tương ứng tiết kiệm khoảng 2.520 tỉ đồng/năm.

Thông tin trên cũng thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là người ngành Y.

Trang Minh