Những người làm nghề Y có nguy cơ cao đổ vỡ trong hôn nhân

Không phải ngẫu nhiên người ta nói người làm nghề Y có nguy cơ cao đổ vỡ trong hôn nhân, bởi sự bận rộn trong công việc đã chiếm hết quỹ thời gian dành cho gia đình.

Ngày 20/09/2017, 05:26:55   Tác giả :     Lượt xem: 1076

Áp lực công việc lớn, thời gian eo hẹp, thường xuyên đi sớm về muộn đó được coi là những tác nhân khiến cho hôn nhân của người làm nghề Y đứng trước bờ vực đổ vỡ. Đây cũng là nỗi trăn trở, tâm sự khó nói của những người làm nghề.

Do đặc thù nghề nghiệp gây ra những mâu thuẫn khó hàn gắn

Do đặc thù nghề nghiệp gây ra những mâu thuẫn khó hàn gắn

Hôn nhân đổ vỡ vì nghề

Có thể nói hôn nhân bị đổ vỡ vì nghề, vì những đặc thù công việc chỉ có trong ngành Y. Trước khi có thông tin tuyển sinh Y Dược, lựa chọn và theo học ngành Y, các bạn dường như đang chơi một ván bài “sinh tử” với số mệnh mình, vì làm nghề Y cần sự hi sinh rất lớn. Đầu tiên có lẽ phải kể đến sự hi sinh tuổi trẻ của bản thân để theo học ngành Y mất 5- 6, tiếp sau đó là quãng thời gian đi làm không công để được lấy chứng chỉ, lấy kinh nghiệm khi vào nghề. Khi đã thành nghề đã có gia đình sự vất vả đó còn nhân lên gấp bội.Khi bước vào nghề, người Bác sĩ chấp nhận việc phải đi sớm về muộn, đi trực thường xuyên, đối mặt với những ca mổ, người bệnh và cả cái chết. Quỹ thời gian cho người Bác sĩ vô cùng ít ỏi và không cố định, vì những ca cấp cứu có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Đây cũng được coi là lý do chính kiến cho mấu thuẫn vợ chồng trở lên căng thẳng vì hậu phương của người Bác sĩ không thể thấu hiểu và thông cảm cho người bạn đời, dần dần giữa vợ chồng có những khoảng cách mà không thể xóa bỏ. Đối với bác sĩ nam thì còn dễ dàng chứ với Bác sĩ nữ thì đó thực sự là một khó khăn, phụ nữ còn vướng bận bởi con cái, gia đình chồng, có những khi con ốm nhưng vẫn phải để lại nhờ người chăm còn bản thân lại phải lo đi cứu người dưng. Vì đó là trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của những người làm nghề.

Nhưng những hi sinh trong tình cảm chỉ là một phần trong cuộc sống của người Bác sĩ, còn có những sự hi sinh khác lớn hơn rất nhiều mà không phải ai cũng biết. Nguy hiểm nhất là luôn phải đối mặt với nhiều bệnh nghề nghiệp gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, như trực tiếp đứng thực hiện những ca mổ kéo dài vài tiếng đồng hồ hay nguy cơ phơi nhiễm những căn bệnh chết người mà người làm ngành y tế phải đối mặt, từ HIV, Salt, H5N1, viêm gan, lao, ho gà, thương hàn. Trong khi đó chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ, nên vì thế Bác sĩ không chỉ điều trị cho bệnh nhân mà còn điều trị cho cả chính mình. Và còn vô vàn những khó khăn bất công trong những câu chuyện nghề Y.

Nghề Y luôn căng thẳng và mệt mỏi

Nghề Y không hề hào nhoáng

Xã hội thường nghĩ làm nghề Y rất tự hào và “oai” với đời, chứ không có gì vất vả vì nghề nào chả có những khó khăn chứ đâu chỉ riêng nghề Y. Có lẽ xã hội nói đúng, những người làm nghề Y họ cảm thấy tự hào, thấy hãnh diện khi mỗi năm cứu được trăm ngàn bệnh nhân đang cận kề với cái chết, hay những lần đẩy lùi được dịch bệnh đang bùng phát dữ dội, còn nghề nào cũng có cái vất vả là điều không thể phủ nhận, nhưng những sai xót của ngành nghề khác thì có thể sửa chữa và cảm thông còn sai xót của ngành Y được trả giá bằng tính mạng con người, bị cả xã hội lên ám chửi rủa. Cũng có lẽ vì thế mà tin tức y tế mới nhất thường xuyên đưa tin các Bác sĩ tại nhiều bệnh viện lớn lần lượt xin nghỉ việc vì nghề quá bạc bẽo và gian nan. Những bất công đó đâu chỉ mình chịu mà nó được đánh đổi bằng hạnh phúc gia đình, sự thiếu quan tâm đến con cái, bố mẹ, người thân…

Những khó khăn cũng sự hi sinh thầm lặng đó sẽ không mấy người hiểu và cảm thông, họ luôn cho rằng Bác sĩ nhũng nhiễu người nhà bệnh nhân, Bác sĩ vô tâm, thiếu thiện cảm nhưng nào ai biết mọi việc đều có nguyên nhân. Điều duy nhất khiến những người làm nghề vẫn bám trụ với nghề, ngày đêm tâm huyết trong từng ca bệnh bởi vì hơn ai hết họ hiểu mục đích chính là chỉ cần đem đến cho bệnh nhân niềm hạnh phúc sự khỏe mạnh còn bản thân mình có đôi chút thiệt thòi cũng không sao, vì vốn dĩ ngay từ đầu nghề Y đã thiệt thòi hơn những ngành nghề khác. Nên những người đi trước làm trong nghề họ thường nói làm ngành Y chỉ nên chọn sự nghiệp hoặc gia đình.

Nguyễn An - ytevietnam.net.vn