Nhiều bệnh nhân sính mác khám bệnh đăng ký Giáo sư, Phó Giáo sư?

Trên thực tế cho thấy số lượng bệnh nhân muốn được Giáo sư, Phó Giáo sư khám nên chấp nhận chi trả một số tiền không hề nhỏ, thậm chí gấp mấy lần so với bình thường.

Ngày 09/02/2018, 09:17:08   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 3076

Đây là thực trạng phản ánh tâm lý chuộng bằng cấp và đánh giá trình độ của thầy thuốc thông qua chức danh ở nhiều người không thực sự khách quan và công bằng. Họ đã chịu trả một cái giá khá “chát” để được khám ở người có chức danh cao, chấp nhận đặt lịch xếp hàng dài chờ đợi. Nhất là những Giáo sư, Phó Giáo sư đầu ngành.

Nhiều bệnh nhân sính mác khám bệnh đăng ký Giáo sư, Phó Giáo sư?

Nhiều bệnh nhân sính mác khám bệnh đăng ký Giáo sư, Phó Giáo sư?

Muốn Giáo sư, Phó Giáo sư khám bệnh, phải chấp nhận giá chát

Trên trang tin tức y tế mới nhất cũng đã cập nhật thông tin về hiện tượng nhiều bệnh nhân sính khám ở Giáo sư, Phó Giáo sư khám bệnh thì phải chấp nhận giá đắt hơn bình thường ngày càng tăng. Đây cũng là trường hợp của chị Nguyễn Thị Huyền trú tại Thanh Xuân, Hà Nội. Chị cho biết, chị đang bị nhân xơ tuyến giáp, nhân nhỏ nên chị phải theo dõi khám thường xuyên 6 tháng 1 lần để phòng chống nhiều bệnh. Để yên tâm, mỗi lần đi khám chị thường đăng ký Giáo sư đầu ngành. Như vậy, chị mất khoảng 400 - 450 nghìn đồng/lượt nếu được khám và chỉ định từ các Giáo sư đầu ngành xét nghiệm cần thiết. Vậy nhưng chị vẫn chấp nhận giá đắt để được thăm khám bởi những người có chức danh đầu ngành.

Theo đó, tin y tế cũng đã thông tin tại Bệnh viện Bạch Mai, khoa Khám Bệnh cho thấy khám theo yêu cầu có số lượng bệnh nhân rất đông. Trong đó, bảng giá khám bệnh được phân ra tùy theo hạng mức của các bác sĩ có học hàm, học vị của người khám. Ví dụ: Nếu bạn được một bác sĩ có học hàm bình thường thì chi phí khám chỉ là 100 nghìn đồng nhưng nếu được khám bởi các chức danh PGS, GS thì đương nhiên người bệnh cần phải trả gấp đôi số tiền đó. Tại các khoa khám bệnh tại các bệnh viện trên cả nước như: Khoa Khám theo yêu cầu của Bệnh viện Da liễu trung ương cũng tương tự. Mặc dù bảng giá khám giáo sư, phó giáo sư được bệnh viện niêm yết ngày cửa ra vào để bệnh nhân và người nhà có thể lựa chọn khám nhưng rất nhiều người vẫn có chung tâm lý như vậy. Họ muốn yên tâm khi được khám bởi các bác sĩ chức danh cao. Vậy điều này có hợp lý hay không?

Muốn Giáo sư, Phó Giáo sư khám bệnh, phải chấp nhận giá chát

Muốn Giáo sư, Phó Giáo sư khám bệnh, phải chấp nhận giá chát

Sính mác Giáo sư, PGS khám liệu có tốt?

Đây cũng là câu hỏi nhiều người vẫn tự hỏi sau khi đặt lịch khám ở những bác sĩ có chức danh đầu ngành, thậm chí nổi tiếng liệu có giúp bạn thực sự được yên tâm và tin tưởng hơn. Cụ thể, có trường hợp bệnh nhân trú tại tại Cầu Giấy, Hà Nội kể: Sau khi đã đặt lịch khám tiêu hóa của một vị giáo sư được giới thiệu đầu ngành khám tiêu hóa. Sau đó, chị đã mua phiếu khám và được bác sĩ chỉ định nội soi với tổng chi phí hết gần 2 triệu đồng thì được chẩn đoán chị bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp và nấm dạ dày gây ra. Tuy nhiên, cách khám vì quá đông bệnh nhân khiến vị giáo sư đầu ngành đó khám qua loa, hời hợt rất nhanh, không tư vấn về bệnh và việc chẩn đoán bệnh cũng tương tự như bệnh viêm dạ dày có vi khuẩn HP và có nấm. Sau khi được kê đơn thuốc thì chi phí là 5,6 triệu đồng cho uống 1 tháng. Thông tin này cũng được nhiều bạn sinh viên đang theo học Cao đẳng Y Dược Hà Nội quan tâm.

Giải thích về điều này, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - đang sinh sống tại Úc khẳng định việc đề bạt chức lên chức vụ giáo sư là một hình thức tưởng thưởng và ghi nhận những đóng góp của ứng viên cho khoa học và cho trường đại học. Nếu đạt tiêu chuẩn thì sẽ được yêu cầu đề bạt lên chức. “Tuy nhiên, ở Việt Nam, tôi nghĩ động cơ để xin công nhận chức danh giáo sư có khi xuất phát từ nhu cầu thực tế của cơ sở. Theo tôi biết thì có qui định trường đại học phải có giáo sư hay phó giáo sư và số tiến sĩ mới có thể mở ngành đào tạo. Ở các bệnh viện thì giáo sư được trả tiền khám cao hơn bác sĩ không có danh xưng giáo sư. Tất cả những yếu tố đó có thể giải thích tại sao ngành y có nhiều người xin chức danh giáo sư so với các ngành khác”. Sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội cũng đã quan tâm đến thông tin trên đây.

Trang Minh