Kỹ năng xử lý sau tai biến y khoa ở Việt Nam thua xa…các nước khác?

Nếu tai biến y khoa xảy ra ở nước khác thì ngay lập tức có Hội đồng bác sĩ đứng ra giải quyết thì việc bồi thường cho nạn nhân ở Việt Nam cứ mãi loay hoay.

Ngày 14/12/2017, 08:58:59   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 2291

Thời gian gần đây, ngành Y tế nước ta đã phải đối mặt với rất nhiều sự vụ không hay, những vụ tai biến y khoa dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra. Thay vì thành lập Hội đồng y khoa độc lập giải quyết thì chúng ta vẫn cứ chưa tìm ra cách làm sao cho thấu tình đạt lý. Vậy mới nói câu chuyện bồi thường tai biến y khoa ở Việt Nam vẫn còn thua xa so với các nước bạn trên toàn thế giới.

Kỹ năng xử lý sau tai biến y khoa ở Việt Nam thua xa…các nước khác?

Kỹ năng xử lý sau tai biến y khoa ở Việt Nam thua xa…các nước khác?

Yếu kém trong kỹ năng xử lý sau tai biến y khoa của ngành Y tế

Nghề Y là một nghề đặc thù tiềm ẩn những rủi ro khôn lường trong quá trình hành nghề cứu chữa người bệnh. Mặc dù đã được đào tạo bài bản và mất cả tuổi thanh xuân để cập nhật kiến thức mới được khoác lên mình màu áo Blouse trắng nhưng bác sĩ, Điều Dưỡng cũng phải đối mặt với những tai tạn bất ngờ, những biến chứng nguy hiểm của bệnh nhân trong quá trình điều trị và phẫu thuật. Điển hình là trang tin tức y tế Việt Nam đã cập nhật rất nhiều câu chuyện đáng tiếc như thế. Thậm chí người ta còn gọi đó là vụ thảm họa y khoa lớn nhất trong lịch sử y học Việt Nam từ trước đến nay khiến cho 8 bệnh nhân chạy thận nhân tạo cùng một lúc tử vong. Vụ việc này đến nay đã đưa tưa ra tòa án nhưng vẫn chưa thống nhất được mức tiền bồi thường của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và gia đình của 8 nạn nhân.

Chưa kể, còn những vụ việc khác liên quan đến tai biến y khoa cũng chưa thể giải quyết được thỏa đáng nên vẫn phải nhờ đến tòa án và pháp luật. Cụ thể đó là vụ việc gian nan đòi tiền bồi thường như vụ bà Hứa Cẩm Tú và bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ. Sau khi bà bị cắt nhầm 2 quả thận. Theo đó tòa án quyết định số tiền bồi thường 1 lần là 302,4 triệu đồng và hằng tháng là 5,8 triệu đồng cho bà Tú. Tuy nhiên, đến nay sau 4 năm xảy ra vụ việc thì chưa được giải quyết. Thông tin này cũng được xem là chuyện nghề Y khiến nhiều người quan tâm. Gia đình ông Trịnh Quang S. (55 tuổi, ngụ TP HCM) bị rò động mạch chủ xoang hang và được BV Đại học Y Dược TP HCM chỉ định mổ sau đó ông bị tai biến và gần như sống thực vật. Vì vậy, đòi bồi thường 33 tỉ đồng. Đây là số tiền bồi thường lớn nhất từ trước đến nay.

Yếu kém trong kỹ năng xử lý sau tai biến y khoa của ngành Y tế

Yếu kém trong kỹ năng xử lý sau tai biến y khoa của ngành Y tế

Bệnh viện cần tự trang bị kỹ năng bảo vệ mình trước tai biến y khoa

Chính từ những vụ việc và hậu quả đáng tiếc gây sự bất hợp lý trong giải quyết hậu quả của tai biến y khoa trên thực tế đặt ra yêu cầu chính những người làm nghề Y, các cơ sở y tế trên địa bàn phải tự trang bị cho những kỹ năng để bảo vệ bản thân trước tai biên y khoa. Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế cho rằng “Vì là hỗ trợ nên không có quy định mà tùy vào khả năng tài chính của BV". Nhất là với sản phụ sinh con rất dễ gặp tai biến y khoa nên hết sức cẩn thận. Cũng có thể thành lập hội đồng bác sĩ riêng để giải quyết bao gồm những người có trình độ chuyên môn và có uy tín trong ngành để đứng ra giải quyết.

Thêm một vấn đề nữa mà bệnh viện ở nước tra cần thay đổi chính là việc ý thức thay đổi việc mua bảo hiểm trách nhiệm. Hiện tại theo thống kê mới chỉ có 20% bệnh viện mua. Theo đó, bác sĩ Thanh Huyền (BV Bạch Mai, Hà Nội) khẳng định việc kiện cáo khiến bác sĩ rất đáng ngại vì một phần vì luật pháp Việt Nam chưa coi trọng việc bảo vệ danh dự bác sĩ. Vì thế nên khi làm việc, nhiều người vẫn rỉ tai tai nhau rằng tránh không làm vì nếu xảy tai biến y khoa sẽ bị người nhà kiện cáo rất khổ. Bởi vậy vấn đề đặt ra là để bảo hiểm trách nhiệm cho nhân viên y tế nhằm giải quyết những khiếu kiện có thể xảy ra.

Do vậy, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế khẳng định việc này nên được tiến hành ngay: “Khi triển khai thực hiện các quy định về bảo hiểm trách nhiệm trong khám, chữa bệnh sẽ giúp giảm bớt thiệt hại và áp lực đối với cơ sở y tế và người hành nghề khi có tai biến, sự cố y khoa. Cơ quan bảo hiểm đóng vai trò là cơ quan trung gian để bồi thường những thiệt hại đối với người bệnh khi xảy ra tai biến, sai sót”. Đây sẽ là hành trang để trang bị kỹ năng xử lý sau tai biến y khoa ở Việt Nam giúp người ngành Y yên tâm cống hiến.

Trang Minh