Hà Nội: Bác sĩ tát bé trai 22 tháng tuổi tại phòng khám tư

Do bé P.N.B (22 tháng tuổi) có dấu hiệu bị viêm mũi dị ứng nên đã đến phòng khám để điều trị. Tuy nhiên, tại đây, bác sĩ H. đã tát đỏ má phải cháu B.

Ngày 12/12/2017, 08:54:47   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 2078

Theo thông tin cập nhật lý do khiến bác sĩ H. tát đỏ má của bé trai 22 tháng tuổi là do bé bị sặc và bắn nước vào người bác sĩ. Sau khi câu chuyện của bố bé B. được chia sẻ trên mạng xã hội đã nhận được rất nhiều phản hồi và ý kiến từ dư luận.

Hà Nội: Bác sĩ tát bé trai 22 tháng tuổi tại phòng khám tư

Bé trai 22 tháng tuổi bị bác sĩ tát thẳng vào má khi điều trị tại phòng khám

Đó chính là sự việc mới xảy ra vào ngày 10/12 và được chính bố của nạn nhân tức bé trai 22 tháng tuổi chia sẻ lại trên mạng. Câu chuyện nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của dư luận sau khi được đăng tải trên trang tin tức y tế Việt Nam.

Theo đó, anh P.N.C. (sinh năm 1991, ngụ tại đường Phan Văn Trường, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết thêm về nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự việc đáng tiếc nói trên. Anh nói: “Con tôi có bị sặc và bắn nước vào bác sĩ Hải. Sau đó, con bị bác sĩ tát một phát thẳng tay vào má”. Sau khi bị tát vào má phải đến tối khi về nhà thì má cháu lằn đỏ nên anh C. đã quyết định chia sẻ câu chuyện của con trai mình đến nhiều người. Theo đó, anh cảm thấy vô cùng bức xúc trước hành động đó của bác sĩ H.

Theo lời kể của anh C, bố bé trai, con trai anh tên đầy đủ là P.N.B (22 tháng tuổi) đã có các biểu hiện viêm mũi dị ứng. Sau khi nghe mọi người giới thiệu, anh C. đưa con tới Phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng của bác sĩ L.T.H ở phố Phan Văn Trường. tại đây, cháu B. được bác sĩ phụ trách phòng khám trực tiếp khám và điều trị suốt 30 ngày. Tuy nhiên khi bác sĩ bơm thuốc vào mũi bé thì bé bị sặc và bắn nước vào bác sĩ. Tiếp đó, bác sĩ H. đã tát thẳng tay vào má bên phải cùng tay của bác sĩ. Tin Y tế cũng đã thông tin cụ thể về sự việc đến độc giả.

Phụ huynh nên cẩn trọng khi tìm nơi khám chữa bệnh cho con?

Phụ huynh nên cẩn trọng khi tìm nơi khám chữa bệnh cho con?

Phụ huynh nên cẩn trọng khi tìm nơi khám chữa bệnh cho con?

Đó chính là lời khuyên của anh C. sau khi đăng tải câu chuyện của mình lên mạng xã hội. Anh kể khi anh bức xúc vì bác sĩ H. tát con mình thì được giải thích là để cháu bé không tiếp tục những hành động như thế. Bác sĩ H. nói thêm: “Thôi được rồi, bác lỡ tay, bác xin lỗi”. Sau khi má con có vết lằn đỏ khi về nhà, anh C. mới quyết định chia sẻ câu chuyện. Trước đó, anh đã đưa cháu B. chữa bệnh tại phòng khám này khoảng 30 ngày. Tuy nhiên, bệnh của cháu không hề đỡ. Theo đó, anh C. đã phải thanh toán chi phí điều trị lần đầu tiên đến phòng khám là 500.000 đồng, đều đặn mỗi buổi tối đến điều trị, anh phải trả số tiền 300.000 đồng. Điều trị trong vòng 1 tiếng. Chưa kể, khi con anh không có sổ khám bệnh hoặc bất cứ giấy tờ kèm theo. Anh cũng đã có ý định dừng việc điều trị tại phòng khám khi được 15 ngày nhưng vì bệnh có chiều hướng nặng nên anh phải tiếp tục đưa cháu B. đến điều trị thì xảy ra sự việc bác sĩ tát bé trai 22 tháng tuổi. Anh nói thêm: “Gia đình tôi không nuông chiều con quá mức hay nuôi con kiểu lồng kính nhưng việc một bác sĩ tát vô cớ một đứa trẻ còn chưa biết nói là khó chấp nhận. Chuyên môn có thể cao nhưng đạo đức mới quan trọng”. Mặc dù đã tha lỗi cho bác sĩ việc tát con mình nhưng anh C. đã quyết định không cho cháu đến khám và điều trị tại đây nữa.

Cũng chia sẻ về sự việc trên, vào tối ngày 11/12, bác sĩ H., chủ Phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng khẳng định: “Tối 10/12 khi rửa mũi và điều trị cho bệnh nhân B. Cháu phun vào mặt nên tôi có bộc phát tát vào mặt cháu. Sau đó, tôi đã xin lỗi gia đình”. Khi điều trị bệnh, bác sĩ thường đeo khẩu trang y tế nhưng đến lượt B. cuối cùng nên không đeo nên đã bị bắn dịch của cháu B. vào mặt. Ông H. còn giải thích “Dịch của cháu đã bắn vào mặt tôi. Hôm nay tôi đã bị ốm”.

Sự việc trên cũng đã là một lời cảnh tỉnh dành cho phụ huynh nên cẩn thận khi đưa con đến các phòng khám tư để điều trị.

Trang Minh