Theo trang tin tức y tế mới nhất vừa mời cập nhật trong những ngày gần đây, dường như dư luận đang rất quan tâm và tỏ ra bức xúc với sự việc bệnh nhân lên án nữ bác sĩ đặt chân lên ghế bệnh nhi. Nếu đem ra so sánh hình ảnh tổng thống Mỹ đặt chân lên bàn làm việc với nữ bác sĩ khám 1 ngày hàng chục bệnh nhân gác chân lên ghế một chút liệu có quá khập khiễng hay không?
- Bác sĩ đặt chân lên ghế bị tạm dừng chuyên môn để điều tra vụ việc
- Vì sao bác sĩ có quyền nhận “bồi dưỡng” từ người nhà bệnh nhân hợp pháp?
- Giám đốc BV Mắt TƯ lên tiếng vụ bác sĩ gác chân lên ghế nói chuyện với bệnh nhân?
Barack Obama được đặt chân lên bàn, còn bác sĩ Việt Nam thì không?
Tổng thống Mỹ Obama có thói quen gác chân lên bàn khi làm việc?
Nhắc đến nước Mỹ người ta nghĩ ngay đến một một thiên đường với sự sa hoa, hoàng kim và những thành tựu khiến cả thế giới kinh ngạc. Không những vậy, nhân dân cả thế giới còn ngưỡng mộ vị đương kim tổng thống mới hết nhiệm kỳ tại Nhà Trắng Barack Obama như một con người tuyệt vời trên nhiều góc độ. Nhưng bạn có biết ngay cả con người của công chúng, con người ở vị trí danh giá và đặc biệt như thế cũng có lúc cũng rất con người. Ông có một thói quen là đặt chân lên bàn khi làm việc hay gọi điện thoại cho các cố vấn hay các vị quan chức của Mỹ. Điều đó đã tồn tại, báo chí đã đưa tin và dư luận đã biết nhưng hình ảnh của vị tổng thống Mỹ gốc Phi này vẫn không hề bị xấu đi. Người ta ca ngợi hành động đó, thói quen đó là sự thoải mái, cởi mở khi làm việc, là sự gần gũi của vị lãnh đạo cao nhất của đất nước quyền lực.
Vậy nhưng khi chuyện nghề Y đưa tin về một đoạn clip dài 7 phút ghi lại cảnh một nữ bác sĩ đã lớn tuổi vì mệt mỏi sau 1 ngày khám chữa bệnh ở Bệnh viện Mắt Trung Ương mà lỡ chân đặt lên ghế của bệnh nhi mà bị nhiều “anh hùng bàn phím” lên án, miệt thị với những lời lẽ ác ý. Tại sao lại có sự bất công đến thế, chẳng lẽ bao nhiêu cống hiến chỉ vì lỡ để chân sai chỗ một vài phút thì trở thành một thầy thuốc vô ý thức hay sao. Thật vô lý hết sức, ngành Y vất vả, mệt mỏi và áp lực nên đôi lúc hành động bản năng cũng là điều khó tránh khỏi, tại sao chúng ta không cảm thông với họ mà lại dùng ánh mắt soi mói để đánh giá.
Hành động bản năng của vị bác sĩ lớn tuổi là giọt nước tràn ly
Bác sĩ, thầy thuốc…chung quy lại cũng chỉ là con người. Họ cũng có những hành động bản năng con người như bất kỳ ai. Thử hỏi ngồi khám cho 50 bệnh nhân cả buổi sáng, không được vận động thì bạn có mỏi, có đau, có nhức không? Tại sao bệnh nhân khác không bắt gặp cảnh bác sĩ gác chân mà người đàn ông quay clip lại quay được? Có nguồn tin cho rằng trong đoạn clip ấy, nữ bác sĩ đầy đủ chuyên môn đã đứng tuổi rất nhẹ nhàng, lịch sự và từ tốn giải thích cho bệnh nhân hiểu về quy trình khám chữa bệnh. Còn người đàn ông kia thì chẳng có chút chuyên môn nào nhưng lại tỏ ra mình biết tuốt về kiến thức y học, quy trình khám mắt và yêu cầu bác sĩ dùng thiết bị chứ không chỉ dùng tay vạch mắt ra khám như ban đầu.
Hành động bản năng của vị bác sĩ lớn tuổi là giọt nước tràn ly
Nếu như ai cũng như vị bệnh nhân này thì bệnh viện thử hỏi còn mấy bác sĩ trụ lại, với đồng lương bèo bọt, thời gian làm việc bận rộn còn mấy ai đủ bản lĩnh mà gắn bó với nghề Y. Đành rằng, với hành động bản năng là gác chân lên ghế khi mỏi là sau quy định, là có phần không đúng thì cũng hãy thông cảm cho họ. Nghề nào cũng có cái vất vả riêng, đừng vì cái nhìn phiến diện mà đánh giá Y Đức, trình độ và giá trị của một người thầy thuốc tận tụy. Điều đó là không công bằng. Hình ảnh của vị bác sĩ cống hiến bao nhiêu năm cho nền y học nước nhà không chỉ vì suy nghĩ ích kỷ của một số người mà trở về con số 0 được. Ngành Y lúc này không cần được đãi ngộ đặc biệt, âu chỉ cần 2 chữ công bằng mà cũng khó lắm thay.
Trang Minh