Theo chia sẻ của bác sĩ bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội được cập nhật trên các trang tin y tế Việt Nam thì bác sĩ không hề giàu, họ không có nhiều tiền và chế độ đãi ngộ cũng chưa xứng đáng. Đây sẽ là sự thật không thể nghiệt ngã hơn dành cho những con người đã, đang và sẽ làm nghề Y.
- Người nhà đòi bác sĩ bồi thường hơn 500 triệu vì cắt quần để cứu sống bệnh nhân
- Bộ Y tế sẽ kiểm tra trình độ và cấp chứng chỉ hành nghề 2 năm/lần cho bác sĩ
- Cán bộ Y tế Việt Nam có đang bị đối xử miệt thị
Làm 18 năm lương 6 triệu: Thu nhập và chế độ đãi ngộ của Bác sĩ có xứng đáng?
Thu nhập của bác sĩ đứng thứ 17 trong 18 ngành nghề phổ biến?
Khi người ta nghĩ về nghề Y chắc chắn người ta sẽ mơ về một công việc rất danh giá, cao quý nhất trong những nghề cao quý. Chắc hẳn hầu hết các bạn thí sinh thi THPT quốc gia khi đăng ký xét tuyển vào Đại học Y Dược đều đã từng mơ mộng như thế. Vậy nhưng chưa có một sự thật nào nghiệt ngã hơn khi “nghề y vốn không như là mơ”. Giấc mơ sẽ dễ dàng bị tan tành sạch sẽ vì sự thật bạc bẽo, đau lòng hơn thế gấp hàng trăm lần. Cụ thể nhất là mức thu nhập không những không giàu mà còn xếp vào hạng nghèo trong xã hội hiện nay phải nhắc đến nghề bác sĩ. Hiện, mức thu nhập của các lương y đang đứng hàng 17 trên tổng số 18 ngành nghề phổ biến được đánh giá mức lương dựa vào năm công tác, hệ số thâm niên, vừa thấp vừa cào bằng. Hiệu suất công việc trong khám chữa bệnh và tay nghề không có một chút giá trị nào với mức thu nhập của một người bác sĩ tại các bệnh viện ở nước ta.
Điều này đang vô hình chung trở thành con dao hai lưỡi khiến ngành Y trở nên kém cỏi, mệt mỏi và ngày càng thiếu sức sống. Người giỏi vì không trụ được với mức lương vài triệu đồng 1 tháng thì nghỉ việc hàng loạt rồi kéo nhau đầu quân cho bệnh viện tư. Người ở lại vì chấp nhận rồi tranh thủ làm thêm ngoài giờ, tự vắt kiệt sức lực để trang trải cho cuộc sống và khoản chi tiêu hằng ngày (hầu hết đều chọn cách này, thay vì làm 40 tiếng 1 tuần, còn lại dành thời gian cho gia đình và nghỉ ngơi thì họ chấp nhận căng mình vắt sức để làm 60 thậm chí đến 80 giờ/tuần để có mức thu nhập đúng như người ta nghĩ về nghề Y). Họ xứng đáng hưởng mức lương để mua được nhà cao cửa rộng nếu không được nghỉ ngơi 1 ngày nào, giờ nào, không được ở bên cạnh con cái của họ suốt cả tuần. Nghiệt ngã thay!
Bảng lương bác sĩ hiện nay quá thấp
Làm 18 năm lương 6 triệu vẫn có những bác sĩ giàu, vì sao thế?
Nghề Y và những điều bất công dường như đã trở thành quy luật, nhiều người chịu sống chung với nó, an phận suốt đời đến bệnh viện sáng sớm và về nhà trong đêm khuya. Cứ thế màu áo blouse trắng cứ bạc dần, nghề cũng bạc như màu áo. Minh chứng cho điều này chính là mức thu nhập của Bác sĩ Trần Văn Phúc, bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội sau khi ra trường 18 năm, hiện tại với tổng thu nhập bao gồm cả lương, tiền trực lẫn phụ cấp công tác, lương của bác sĩ Phúc là 6 triệu đồng/tháng. Vậy nếu không làm thêm thì liệu với đồng lương ba cọc ba đồng như thế thì họ sẽ sống ra sao, kham khổ chứ đừng nói là mơ đến một ngôi nhà khang trang hay một cái xe đẹp để đi. Cơ chế thu nhập và chế độ đãi ngộ của bác sĩ tại các bệnh viện công hiện nay vẫn nằm trong khuôn khổ cứng nhắc thiếu linh hoạt khó lòng mà thu hút hay giữ chân nhân tài. Vì thế mà hiện tượng chảy máu chất xám xin bệnh viện công sang đầu quân cho BV tư cứ thế mà hình thành.
Vì sao lương bèo bọt mà vẫn có những bác sĩ giàu?
Người ta chỉ còn thấy những thầy thuốc làm việc như một cái máy, khám chữa cho bệnh nhân như trách nhiệm, tìm đâu chả thấy những cô cậu học trò Y khoa háo hức, nhiệt huyết, căng tràn sức sống để vùng vẫy và yêu nghề Y đến say mê. Cơm áo gạo tiền và cái nản trong nghề chữa bệnh cứu người đã khiến họ trở nên như thế. Tuy nhiên vẫn có những người làm nghề y biết cách làm giàu nhờ năng động. Họ tranh thủ từng phút giây làm thêm ngoài phòng khám tư vì được xã hội khuyến khích, đồng nghiệp động viên, pháp luật cho phép và vì nhu cầu bản thân muốn tăng thêm thu nhập. Và họ đã trở thành những bác sĩ giàu có vì họ xứng đáng được sung túc, đủ đầy sau những tháng ngày vắt kiệt sức mình cho công việc.
Vì thế mà thu nhập bèo bọt và chế độ đãi ngộ chưa thực sự tương xứng với công sức mà các bác sĩ cống hiến cũng chính là chủ đề trong những câu chuyện nghề Y được nhiều người quan tâm trong thời gian qua.
Trang Minh – ytevietnam.net.vn