Ước mơ trở thành bác sĩ chữa bệnh cứu người bao giờ cũng là một ước mơ đẹp với bất kỳ ai, nhưng một khi họ phải gác giấc mơ cao quý ấy lại thì phải chăng họ quá nghèo mà học phí ở các đại học thuộc khối ngành đặc thù này thì liên tục leo thang.
- Giám đốc BV Việt Nam – Thụy Điển lên tiếng vụ bác sĩ Thiện bị chửi bới?
- Kỳ lạ: Bác sĩ Việt đua nhau tham gia CLB Võ thuật để tự vệ
- Đau thấu tâm can khi bác sĩ vụ tai biến y khoa phải “đơn phương độc mã”
Cuộc chiến vào đại học Y Dược không thuộc về con nhà nghèo
Ước mơ trở thành bác sĩ có còn hấp dẫn người trẻ?
Màu trắng của áo blouse vẫn đẹp, nó đẹp đến nỗi mang giấc mơ thiên thần áo trắng vào giấc mơ của hàng nghìn, hàng triệu người trẻ Việt Nam từ trước đến nay. Mỗi khi hỏi một đứa trẻ về ước mơ sau này lớn lên, con muốn làm nghề gì, đôi mắt tròn thơ ngây, cái miệng chúm chím sẽ thản nhiên trả lời rằng “Em ước mơ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cứu người”. Ừ, ước mơ thành bác sĩ, ước mơ ấy không bị đánh thuế, cái ước mơ đẹp từ trong cách nghĩ cho đến ngoài đời luôn gieo vào lòng con trẻ những hình ảnh thật đẹp, được trân quý và trân trọng. Những hình ảnh ấy sẽ không xuất hiện nhiều trên những dòng nhật ký của Chuyện nghề Y. Có bao nhiêu đứa trẻ ấy lớn lên sẽ trở thành bác sĩ, có bao nhiêu bác sĩ tương lai sẽ không đôi lần hối hận vì chót yêu, chót mơ về màu trắng của áo blouse từ thời ấu thơ.
Và một mùa tuyển sinh nữa lại về, mùa hè chia xa của tuổi học trò, mùa đầy cảm xúc vui buồn lẫn lộn, mùa mà đời người học sinh muốn nhớ nhiều hơn muốn quên. Kỳ thi THPT quốc gia 2017 đang đến hồi kết, khi các bạn thí sinh chuẩn bị hành trang để chọn được một cái nghề phù hợp với yêu cầu của bạn. Y Dược là một trong những ngã rẽ ấy. Ngã rẽ mà cánh của vào đại học hẹp hơn bất kỳ ngành nào. Bởi vì cái hấp dẫn của nghề quá lớn, bạn nào cũng muốn trở thành tân sinh viên Y khoa, cái mác ấy lớn đến nỗi khi đã dấn thân vào nghề, khi đã gặp những bất trắc khốn cùng vì nghề, họ vẫn đau đáu, vẫn tự trách cái nghề ấy chứ không mảy may hối hận vì mình đã chọn nhầm nghề. Ví như vụ tai biến y khoa khiến bác sĩ phải còng tay vào vòng số 8 vụ chạy thận ở Hòa Bình, vụ bác sĩ phải một mình chống chọi với lời cay nghiệt của thân nhân bệnh nhân, giữa búa rìu dư luận…thì sao. Theo thống kê số lượng hồ sơ xét tuyển vào những trường đại học Y dược hàng đầu vẫn dẫn đầu, tỷ lệ chọi của các ngành này cũng luôn đứng ở top đầu khiến con đường trở thành Lương Y vốn đã chẳng dễ dàng lại càng thêm gian nan.
Cuộc chiến vào đại học khối ngành Y Dược có dành cho con nhà nghèo?
Theo thông tin mới nhất về học phí của các trường đại học công lập năm nay sẽ tăng lên từ năm học tới. Nguyên nhân là do Chính phủ đã yêu cầu các trường đại học tự chủ trong tuyển sinh và đào tạo. Theo đó, có những trường đại học tăng học phí gấp đôi so với hiện tại, như trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tp.HCM, Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Cần Thơ cũng cần tăng học phí để đảm bảo kinh phí đào tạo và đầu tư cho công tác giáo dục cũng như giúp đỡ sinh viên có được hệ thống thực hành.
Đại học khối ngành Y Dược ngày càng tăng học phí
Bởi vậy không lạ khi trên trang y tế Việt Nam có cập nhật một trường hợp một nữ sinh có điểm đủ để đỗ Đại học nhưng lại quyết định đi học Cao đẳng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur vì năm nay, trường thực hiện chính sách miễn giảm học phí và mô hình viện trường có thể giúp bạn hoàn thành được ước mơ của mình bằng con đường ngắn hơn, bằng phẳng hơn và cơ hội làm việc ngay tại Bệnh viện thực hành cũng thực sự đã và đang trải ra trước mắt. Bên cạnh đó, trường hợp nhiều cử nhân giấu bằng để đi làm công nhân cũng có rất nhiều. Chứng tỏ rằng cuộc chiến đại học không bao giờ là cuộc chiến dành cho con nhà nghèo. Vay tiền để đi học để rồi sau 4 năm với trường thường, 6 năm với Y Dược để chỉ được cái danh mà không có cuộc sống đủ đầy cũng không đáng. Nhất là khi khối ngành Y Dược đang tăng học phí lại càng khiến cho cánh cửa đại học, ước mơ thầy thuốc lùi xa hơn, hẹp hơn với những bạn trẻ có điều kiện kinh tế khó khăn.
Hãy cứ ước mơ và chọn con đường đi đến ước mơ đó ngắn nhất có thể, bạn nhé!
Trang Minh