Câu chuyện về những chiếc phong bì từ tay người nhà bệnh nhân đến tay bác sĩ nhiều khi lại trở thành hình ảnh khiến người ta hiểu sai về ngành Y. Nghề cao quý đến mấy cũng đều phải tuân theo quy luật của xã hội thị trường, đừng dùng ánh mắt kiểu đánh đồng để nhìn về người bác sĩ.
- Thầy thuốc không nhất thiết cứ phải nghèo mới được gọi là Nghề cao quý
- 10 Bác sĩ nội trú và thủ khoa xuất sắc được xét tuyển đặc cách vào viên chức
- Cảm động: 3 Bác sĩ BVĐK Thanh Chương, Nghệ An hiến máu cứu sống sản phụ
Vì sao bác sĩ có quyền nhận “bồi dưỡng” từ người nhà bệnh nhân hợp pháp?
Giá trị lớn nhất của Bác sĩ không gói gọn trong chiếc phong bì…
Trang tin tức y tế mới nhất liên tục cập nhật những câu chuyện rất đời về nghề Bác sĩ. Ở mọi miền tổ quốc, họ nhận thấy nghề Y của Việt Nam còn quá vất vả, gian nan và lắm bất công. Nếu như ở nước ngoài, người ta đánh giá kết quả lao động và giá trị của một sản phẩm bằng cả quá trình sản xuất. Ví dụ: Khi người ta đến phòng tranh để mua, người ta sẽ đánh giá và sẵn sàng trả giá rất cao cho những bức tranh tốn nhiều tâm huyết và công sức. Ngược lại, những sản phẩm đơn giản, không kỳ công, người ta sẽ khách quan mà bỏ chúng ra ngoài lựa chọn. Còn ở Việt Nam thì sao, với người làm thầy thuốc thì giá trị được trả ra sao? Liệu đã xứng đáng với ngần ấy năm đèn sách, học hành rồi chật vật thực tập, nghiên cứu chưa? Xin thưa, sẽ khập khiễng lắm nếu so sánh và ví von theo kiểu Phương Tây. Bởi vì người Việt ta đánh giá giá trị của một cái nghề bằng những điều họ mắt thấy tai nghe, bằng những điều hiện tại chứ không mảy may quan trọng đến quá trình khổ luyện trước đó.
Hôm nay đây, khi vào viện khám, bạn chỉ có thể thấy Bác sĩ thái độ không niềm nở, nhân viên y tế căng thẳng sẽ bị phản ánh lên lãnh đạo, qua đường dây nóng, thậm chí lên hẳn Bộ Y tế. Nhưng họ không nhìn thấy được chặng đường khổ cực gian nan ra sao thì họ mới được đứng đây, mặc áo blouse trắng và khám bệnh cho chúng ta. Chuyện nghề Y còn ghi nhận chuyện người ta thấy bác sĩ nhận quà bồi dưỡng của người thân bệnh nhân vì người nhà đã khỏe mạnh và xuất viện về nhà là một hành vi mất đạo đức. Theo họ, lẽ ra bác sĩ không được nhận phong bì vì đã cầm thì trong mắt họ người thầy thuốc chẳng còn giá trị gì. Thêm một đồng thì bác sĩ chẳng giàu hơn nhưng cầm rồi thì còn bị xem là tội đồ thiên cổ. Như vậy có công bằng cho ngành Y hay không? Niềm vui mà người bác sĩ nhận được chính là nụ cười hiền của bệnh nhân khi được về nhà sau chuỗi ngày cùng thiên thần áo trắng chống chọi với bệnh tật.
Bạn trả giá thế nào cho một bác sĩ?
Nói về giá trị của bác sĩ, không chỉ nói về khối lượng công việc và cái khổ mà Y nghiệp đã để lại cho họ mà còn đầy rẫy những hệ lụy đằng sau đó. Cái giá cho đằng đẵng gần 10 năm để thực sự làm một bác sĩ đứng điều trị cho người bệnh, cái giá cho tuổi thanh xuân vùi mình vào đống sách vở y khoa dày cộng, cái giá cho tuổi đời hi sinh nhiều quá đỗi, hạnh phúc lứa đôi nhiều khi dang dở vì sự nghiệp…cái giá đó trả bao nhiêu mới đủ.
Bạn trả giá thế nào cho một bác sĩ?
Sinh viên Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sau những ngày thực tập mới hiểu ra được lương tháng Điều Dưỡng viên 5 – 6 triệu/tháng thật quá bèo bọt. Bạn sẽ được trả giá bao nhiêu nếu chấp nhận lấy mẫu bệnh cho bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm, sẽ ở kè kè 24h/24h bên một bệnh nhân bị bệnh tình hiểm nghèo.
Giá trị của bác sĩ còn được đo đếm bằng số lượng bệnh nhân tìm đến, số lần đồng nghiệp nhắc với bệnh nhân về tên bác sĩ giỏi về chuyên khoa, giá trị của vị bác sĩ là niềm tin của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chứ chưa hẳn ở quà biếu hay phong bì. Bác sĩ có quyền nhận quà bồi dưỡng vì sự tận tâm trong quá trình điều trị, nhiệt huyết với phác đồ điều trị mới…Hãy nhìn bác sĩ vì quá trình phấn đấu của họ, đừng đánh giá giá trị của người làm Bác sĩ bằng những suy nghĩ phiến diện, quy chụp.
Trang Minh