Làm người thầy thuốc vững chuyên môn, giỏi tay nghề chưa bao giờ là đủ?

Vụ tai biến y khoa tại BVĐK tỉnh Hòa Bình với 8/18 bệnh nhân tử vong làm chấn động dư luận và qua đây người ta mới hiểu bác sĩ giỏi chưa bao giờ là đủ.

Ngày 05/06/2017, 09:00:51   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 8345

Người thầy thuốc cố gắng âu cũng chỉ để cứu sống người bệnh, một sai lầm của họ có thể đánh đổi bằng tháng ngày đèn sách, bằng sự cố gắng hi sinh và cái giá đắt nhất cho những sai lầm từ chủ quan và khách quan. Để có được một thế hệ bác sĩ tận tâm, giỏi nghề, vững tin thì họ cần một người thầy đủ tầm, đủ tâm để nương nhờ về chuyên môn lẫn tâm lý.

Làm người thầy thuốc vững chuyên môn, giỏi tay nghề chưa bao giờ đủ?

Làm người thầy thuốc vững chuyên môn, giỏi tay nghề chưa bao giờ đủ?

Tai biến y khoa và những điều không bao giờ kể

Mới đây, chúng ta lại được chứng kiến thêm một sự vụ hi hữu nhưng hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi 18 bệnh nhân đang chạy thận tại Khoa Thận nhân tạo của bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Đã có tới 8/18 bệnh nhân tử vong, những cái chết đột ngột đến rất nhanh liên tiếp đổ xuống đầu các y bác sĩ của bệnh viện. Họ phải chứng kiến bệnh nhân của mình ra đi khi chưa kịp hiểu điều gì đang xảy ra. Nghẹ ngào, xót xa, đau đớn và nuối tiếc là cảm giác của người ở lại, nhất là những bác sĩ đã cận kề với bệnh nhân trong từng phút giây sinh tử. Theo lời kể của một bạn sinh viên đang theo học Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì bác sĩ trực tiếp cấp cứu cho 8 bệnh nhân tử vong đã không khỏi bàng hoàng và sốc khi nhìn thấy người bệnh đột ngột ra đi, có những người sáng mới đi bộ, đi xe đạp, xe máy đến bệnh viện và rất khỏe mạnh nhưng giờ lại ra đi mãi. Thậm chí có không ít bệnh nhân trong đó còn gắn bó với khoa chạy thận vài năm. Bác sĩ đã nhớ mặt đặt tên từng người, biết được hoàn cảnh gia đình họ như người thân của mình.

Vậy đấy, dẫu kiên gan, bản lĩnh và mạnh mẽ đến đâu thì cũng là con người, sai lầm cũng là điều dễ hiểu nhưng cái giá mà người thầy thuốc phải trả thì không phải ai cũng biết. Những người am hiểu về tử vi tướng số thì cho rằng tất cả những việc này đều liên quan đến số phận, một khi vấp thì khó tránh, trời đã định đoạt thì tai biến y khoa có thể từ trên trời rơi xuống lúc nào chẳng hay.

Thầy thuốc giỏi chuyên môn, vững tay nghề vẫn mắc sai lầm

Qua sự việc xảy ra ở Hòa Bình những ngày gần đây thì người ta mới có thêm cái cớ để quan tâm đến ngành y, đến những y bác sĩ làm công tác chạy thận nhân tạo. Và chẳng ngoài dự kiến, báo chí nhảy vào, phân tích, đưa tin, tìm nguyên nhân căn nguyên của vấn đề.

Tai biến y khoa có thể xảy đến bất kỳ lúc nào và với ai

Tai biến y khoa có thể xảy đến bất kỳ lúc nào và với ai

Những người làm trong ngành y tế Việt Nam cũng phải chấp nhận sự may rủi trong cái nghề của mình. Người thầy đào tạo bác sĩ giỏi không chỉ cần kinh nghiệm nhiều năm, tốt nghiệp từ những trường hàng đầu mà hơn thế họ còn cần rèn cho mình, cho học trò mình bản lĩnh tâm lý, biết đau khi bệnh nhân ra đi, biết khóc cùng nỗi đau của người bệnh nhưng phải vững vàng trước bất kỳ biến cố xảy đến trong đời người thầy thuốc. Người ta bảo “lấy chồng như canh bạc’ nhưng với người làm nghề y sự may rủi ấy không chỉ là canh bạc mà còn là tính mạng và số phận của cả một đời người.

Vì thế, dẫu nguyên nhân khiến tai biến y khoa đến từ người thầy thuốc, đến từ trang thiết bị hay đến từ ….điều gì thì người bác sĩ cũng là người chứng kiến nỗi đau đồng loại gần nhất. Dù trước đó họ đến từ đại học y dược tốt nhất, họ cẩn trọng đến từng chi tiết thì việc gặp sai lầm cũng nên được cảm thông và chia sẻ. Người thầy khi giảng dạy những bài học đầu tiên ở các trường y khoa không phải là kiến thức chuyên môn mà là bài học về tình người, về bản lĩnh và tâm lý. Thầy thuốc dẫu giỏi đến đâu thì gian truân cũng chẳng vẫn cứ bám đuổi bởi đã chọn Y nghiệp thì phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Thầy thuốc giỏi chưa bao giờ là đủ với yêu cầu và sự nghiệt ngã của ngành Y thời điểm này. Đây cũng là những tâm sự nghề Y thầm kín mà không phải ai cũng hiểu.

Trang Minh