- Nấm hương đặc biệt có lợi cho người mỡ máu, tăng huyết áp
- 4 loại trà hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp
- Gừng giúp cải thiện triệu chứng bệnh Guot bạn đã biết chưa?
1. Vài nét về bệnh sỏi thận
Bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:
Sỏi thận hình thành khi các tinh thể nhỏ lắng đọng trong đường tiết niệu và không thể đào thải qua nước tiểu. Khi các tinh thể này tiếp tục kết tinh, chúng tạo thành sỏi lớn, gây ứ đọng nước tiểu và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Đau quặn bụng có thể do sỏi thận
Sỏi thận có thể được phân loại thành các loại sau:
- Sỏi calcium: Phổ biến, cứng, màu vàng hoặc nâu, bề mặt gồ ghề.
- Sỏi phosphat: Thường do nhiễm trùng đường tiết niệu lâu ngày, có kích thước lớn và có thể gây sỏi san hô.
- Sỏi acid uric: Hình thành do ăn nhiều thực phẩm chứa purine (nội tạng động vật), do bệnh gout, hoặc do dùng thuốc hóa trị liệu.
- Sỏi cystine: Hiếm gặp, bề mặt trơn.
Triệu chứng sỏi thận bao gồm:
- Đau thắt lưng, hố chậu và cơ quan sinh dục: Đau đột ngột hoặc khi gắng sức, đau không giảm dù thay đổi tư thế.
- Tiểu ra máu: Sỏi có bề mặt nhám cọ xát vào đường tiểu, gây tiểu ra máu, đặc biệt khi bệnh nhân hoạt động nhiều.
- Tắc đường tiểu: Bí tiểu, thận căng to do ứ nước.
Nguyên nhân phổ biến gây sỏi thận là nước tiểu chứa quá nhiều hóa chất lắng đọng. Một số nguyên nhân cụ thể bao gồm:
- Uống không đủ nước.
- Ăn nhiều thịt, thực phẩm mặn.
- Mắc các bệnh tiêu hóa.
- Bổ sung vitamin C sai cách.
- Yếu tố di truyền.
- Dị dạng đường tiết niệu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Béo phì.
2. Sỏi thận có thể tự đào thải trong bao lâu?
Thời gian và khả năng tự đào thải của sỏi thận phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Vị trí: Sỏi nằm ở cuối niệu quản, gần bàng quang, sẽ dễ tự đào thải hơn. Ngược lại, sỏi ở vị trí hiểm hóc sẽ khó tự đào thải và cần nhiều thời gian hơn.
Kích thước: Sỏi dưới 4mm có thể tự đào thải qua đường tiểu trong khoảng 1 tháng. Sỏi từ 4 đến 6mm có thể tự đào thải nhưng thường mất nhiều thời gian hơn, và cần được theo dõi hoặc xử lý y tế. Sỏi lớn hơn 6mm thường cần can thiệp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.
Dứa kết hợp với phèn chua để trị sỏi thận
3. Những cách trị sỏi thận tại nhà
DSCKI, giảng viên tại Cao đẳng dược tphcm - trường chia sẻ: Đối với sỏi nhỏ và dễ đào thải, bạn có thể thử các phương pháp điều trị sỏi thận tại nhà sau đây:
Uống nhiều nước: Hãy uống khoảng 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày, chia thành nhiều lần uống trong ngày thay vì uống dồn dập một lần.
Trị sỏi thận bằng quả dứa: Quả dứa chứa nhiều axit citric giúp ngăn ngừa sự kết tinh của canxi, axit uric và oxalat. Ngoài ra, dứa còn cung cấp vitamin C và vitamin B1, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Cách thực hiện: Gọt sạch quả dứa, khoét lõi và cho khoảng 0,3g phèn chua vào giữa. Bọc quả dứa bằng giấy bạc và hấp cách thủy. Ép nước quả dứa để uống vào buổi sáng và tối trong 7 ngày liên tục.
Trị sỏi thận bằng rau ngổ: Rau ngổ có tính mát, vị cay, hơi đắng, giúp thanh nhiệt, thải độc, lợi tiểu, kháng khuẩn và giảm đau. Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 50g rau ngổ, rửa sạch và ngâm trong nước muối, sau đó vớt ra để ráo. Thái nhỏ và giã nát rau, thêm một chút muối. Chắt nước cốt để uống, 2 lần mỗi ngày trong 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Những điều cần lưu ý
Các phương pháp trị sỏi thận nêu trên chỉ áp dụng cho sỏi nhỏ, mới hình thành, và ở vị trí dễ đào thải.
Hiệu quả của các phương pháp này có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước sỏi, cơ địa của người bệnh, cũng như sự kiên trì và cách sử dụng đúng.
Hầu hết các bài thuốc này được truyền miệng và chưa có bằng chứng khoa học cụ thể. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Việc thực hiện sai cách có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và làm tình trạng bệnh nặng thêm, dẫn đến việc điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.
Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn