Vì sao Điều dưỡng viên Việt Nam ngày càng chán việc?

Bộ Y tế đã thỏa thuận cho phép Điều Dưỡng viên nước ngoài sẽ sang và làm việc ở Việt Nam còn ngược lại, nhân lực Điều Dưỡng của chúng ta lại ngày càng chán việc.

Ngày 10/06/2017, 07:11:14   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 27728

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân trên cả nước, Điều Dưỡng viên nước ta đang phải gồng mình lên cố gắng để chuẩn hóa nhân lực với 10 quốc gia khu vực Châu Á. Nhu cầu thị trường khát nhân lực, áp lực, tiêu chuẩn cao…đều khiến cho họ chán nản.

Vì sao Điều dưỡng viên Việt Nam ngày càng chán việc?

Vì sao Điều dưỡng viên Việt Nam ngày càng chán việc?

Nhân lực Điều dưỡng viên đang dần được chuẩn hóa quốc tế

Tiêu chuẩn nhân lực của đội ngũ Điều Dưỡng viên hiện nay được đánh giá là quá thiếu và quá yếu so với nhu cầu thực tế về cả số lượng và số lượng. Nếu như trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới quy định 1 bác sĩ cần đến 4 Điều Dưỡng viên thì ở Việt Nam lại mới chỉ đáp ứng chưa đến 1 nửa số lượng ấy. Công việc áp lực cộng với tình trạng quá tải ở các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay đã khiến cho ngành Điều Dưỡng trở nên khát nhân lực khó khăn đến mức trầm trọng. Người thân của một giảng viên đang giảng dạy ngành Điều Dưỡng tại Cao đẳng Y Dược cho hay: Sau khi Bộ Y tế nước ta ký thỏa thuận với 10 nước khác trong khu vực Châu Á thực hiện cam kết chuẩn hóa nhân lực ngành thì việc trao đổi nhân sự các nước là chuyện đương nhiên, nhân sự Điều Dưỡng nước ngoài đến Việt Nam chăm sóc người bệnh còn ngược lại người Việt Nam ngành này lại chưa thể sang nước ngoài làm việc. Vì sao thế?

Tin tức y tế mới thống kê những công việc mà một Điều dưỡng phải thực hiện trong một ngày ở Việt Nam nhiều hơn, áp lực và dài hơn so với các nước bởi tình trạng khan hiếm nhân lực, số lượng bệnh nhân tăng cao, công việc mệt mỏi, chế độ đãi ngộ thấp cộng với những nguy hiểm luôn ẩn chứa từ nạn bạo hành nghề y rất phức tạp hiện nay. Dù đầu ra của ngành có cao hơn các công việc khác nhưng việc đào tạo Điều dưỡng viên giỏi hiện nay vốn vẫn đang là câu hỏi lớn của nhiều cơ quan chức năng và xã hội hiện nay.

Vì sao Điều Dưỡng viên chán nản với công việc của mình?

Nói về công việc hiện tại của Điều Dưỡng viên bệnh viện Ông Phạm Đức Mục, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Khám chữa bệnh - Bộ Y tế khẳng hiện nay không còn những người chỉ biết làm theo y lệnh của bác sĩ mà họ còn là người có thể tự quyết trong việc chăm sóc bệnh nhân. Ông khẳng định thêm rằng:  “Cần phải thay đổi quan niệm. Lối suy nghĩ điều dưỡng là chỉ biết thực hiện suông 12 nhiệm vụ thông thường (cặp nhiệt độ, thay băng, rửa vết thương...) như trước đây đã là quá lỗi thời rồi. Điều dưỡng làm theo y lệnh của bác sĩ cũng chỉ còn là thứ yếu...”.

Áp lực, công việc, chế độ đãi ngộ của Điều Dưỡng viên cần được nâng cao

Áp lực, công việc, chế độ đãi ngộ của Điều Dưỡng viên cần được nâng cao

Cùng với suy nghĩ của một giảng viên đang giảng dạy các trường đại học y được thì Thạc sĩ điều dưỡng Đặng Trần Ngọc Thanh, giảng viên đang công tác tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cảnh báo nguy cơ phản ứng với áp lực trong công việc cao nhất chính là đội ngũ Điều dưỡng viên.

Nghiên cứu cho thấy có tới 1/3 số Điều Dưỡng viên hiện nay đang làm việc tại khao săn sóc đặc biệt đang báo động về tình trạng tiêu cực và chán nản công việc. Ý kiến của thạc sĩ Ngọc Thanh sau quá trình qua nghiên cứu tại 7 khoa ICU của 7 bệnh viện (BV) đa khoa cấp I tại TPHCM (gồm BV 115, Nguyễn Trãi, Trưng Vương, Nguyễn Tri Phương, An Bình, Đa khoa Sài Gòn, Gia Định) kết luận rằng có nhiều yếu tố khiến cho họ cảm thấy chán nản trong công việc của mình. Tâm sự nghề Y cũng đã ghi nhận những nguyên nhân gây ra tình trạng Điều Dưỡng chán việc là công việc quá tải, căng thẳng tại nơi làm việc, thất vọng với môi trường làm việc, an toàn không đảm bảo, chất lượng, tuổi tác, thời gian làm việc và sự hỗ trợ của đồng nghiệp.

Nói chung, với những yêu cầu ngày càng cao của xã hội cho thấy rằng nếu không đầu tư nhân lực, sơ sở đào tạo và chế độ đãi ngộ của Điều Dưỡng viên thì tình trạng thiếu nguồn lực và giữ lại nhân tài phục vụ đất nước.

Trang Minh