Trải lòng với nỗi đau người thầy thuốc lúc giành giật sinh tử cùng bệnh nhân

Bản thân đã là một người thân của bệnh nhân, nhìn thấy bác sĩ cứu chữa thân phụ và sau đó tự mình cứu chữa cho người khác. Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã những dòng tâm sự trải lòng về nỗi đau của người thầy thuốc.

Ngày 12/07/2017, 04:34:34   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 4868

Theo cập nhật từ trang tin tức y tế mới nhật bác sĩ Võ Xuân Sơn đã có tâm sự rất thật về nghề Y, về công việc giành giật sự sống lắm đắng cay, nhọc nhằn mà thiêng liêng của mình. Dòng tâm sự ấy thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn sinh viên đang theo học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Trải lòng với nỗi đau người thầy thúc lúc giành giật sinh tử cùng bệnh nhân

Trải lòng với nỗi đau người thầy thúc lúc giành giật sinh tử cùng bệnh nhân

Tôi đã từng chứng kiến lúc bác sĩ hồi sức cho ba tôi

Tôi đã từng là người nhà, chứng kiến cảnh các bác sĩ hồi sức cho ba tôi. Đó cũng chính là những bác sĩ đã cùng với tôi hồi sức cho bao nhiêu bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở khác. Tôi biết họ đã cố gắng như thế nào.

Hồi đó, tôi mới ra trường được chưa đến 1 năm. Các đàn anh phân cho tôi đi mỗi khu vực vài tháng, để nắm qua hết các loại bệnh thuộc chuyên ngành. Tôi đã đi qua khu vực chấn thương, khu vực bệnh lí sọ não.

Đùng một cái, một đàn anh bị sự cố. Cháu bé ở khu nhi do anh điều trị tử vong. Ba của cháu bé mang súng và lựu đạn vào bệnh viện kiếm anh. Sau khi biết vợ anh cũng là bác sĩ trong khoa. Họ đi tìm hai vợ chồng anh để "thanh toán". Anh chị tạm thời nghỉ việc, và sau đó, vì nhiều lí do, nghỉ luôn. Anh làm thầu xây dựng, còn chị thì đi vượt biên.

Khoa thiếu người trầm trọng. Tôi được phân công thay cho anh, vào điều trị khu nhi. Ngay ngày đầu tiên qua khu nhi, tôi đã phải viện đến sự giúp đỡ của các đàn anh. Một cháu bé đang chơi vui thì đột ngột lên cơn động kinh và ngưng thở. Hồi sức cả giờ không hiệu quả.

3 ngày liên tiếp, 3 cháu nhỏ trở nặng đột ngột. 2 cuộc hồi sức ngừng tim, ngừng thở không hiệu quả. Tôi gần như hoảng loạn, ăn ngủ luôn ở trong khoa. Rất may, không có ai xách súng và lựu đạn đi tìm tôi. Nếu chuyện đó xảy ra, không biết bây giờ tôi ra sao.

Hồi đó, chúng tôi chưa có CTScan hay MRI, công tác chẩn đoán còn rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau này, khi gặp các đồng nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm về Ngoại Thần kinh Nhi, thì họ cho biết, diễn tiến của bệnh nhi đôi khi rất nhanh và không dự báo trước được, theo cả 2 hướng, xấu đi rất nhanh và tốt lên cũng rất ngoạn mục.

Con đường trở thành thầy thuốc thật gian nan

Con đường trở thành thầy thuốc thật gian nan

Chính bản thân tôi đã trở thành bác sĩ để giành giật sự sống cho bệnh nhân

Mấy năm sau, khi tôi đã khá "chững chạc", một anh bạn gởi tôi dì của anh ấy. Dì bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông. Dì bị nhức đầu, thỉnh thoảng cơn nhức đầu tăng lên, rồi lại giảm xuống ở mức nặng đầu. Hai ngày dì nằm viện, tôi theo dõi dì khá sát.

Sáng hôm đó, chúng tôi "đi buồng", một hình thức cả khoa đi khám bệnh tại giường, hội chẩn tại chỗ. Đến chỗ dì, dì tươi cười nói thấy đỡ nhức đầu rồi. Khoảng 10 phút sau, khi chúng tôi đang khám bệnh cách giường của dì 2 giường, dì than nhức đầu nhiều và gần như ngay lập tức ngưng thở. Không cách gì có thể cứu dì kịp. Kết quả giải phẫu tử thi: máu tụ hố sau.

Tôi đã nhiều lần tham gia hồi sức người bệnh ngừng tim ngừng thở. Thực ra không có qui định cụ thể, phải hồi sức bao lâu mới có thể khẳng định không thể cứu chữa được. Người ta thường dựa vào lượng adrenaline tiêm vào mà không có đáp ứng, về số lần sốc tim, về độ giãn nở của đồng tử, về các dấu hiệu trên da của bệnh nhân để quyết định ngừng cấp cứu.

Nhưng điều quyết định hồi sức lâu hay mau còn phụ thuộc vào diễn tiến bệnh trước đó của bệnh nhân. Những bệnh nhân mà diễn tiến chắc chắn là sẽ dẫn đến tử vong, thì việc hồi sức ngừng tim ngừng thở gần như chỉ là thủ tục. Nhưng đối với những bệnh nhân mà bệnh cảnh chưa rõ ràng, hoặc khi người thầy thuốc vẫn hi vọng cứu sống, thì họ sẽ hồi sức lâu hơn. Sẽ rất khó khăn khi quyết định ngừng hồi sức trong những trường hợp như vậy.

Sẽ thật là đau đớn khi nhìn thấy người nhà mình đang được các bác sĩ nhồi tim, khi nhìn thấy hình ảnh người nhà mình giật lên sau mỗi cú sốc tim, khi thấy những cây kim chích vào thân thể người nhà mình... Nhưng sẽ đau đớn hơn nhiều khi thấy các bác sĩ ngừng cấp cứu, xác nhận một sự mất mát vĩnh viễn.

Tôi đã từng là người nhà, chứng kiến cảnh các bác sĩ hồi sức cho ba tôi. Đó cũng chính là những bác sĩ đã cùng với tôi hồi sức cho bao nhiêu bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở khác. Tôi biết họ đã cố gắng như thế nào. Tôi biết, họ đã không thể ra được cái quyết định ngừng cấp cứu sau cả tiếng đồng hồ hồi sức không hiệu quả. Và tôi đã phải là người ra cái quyết định ấy cho họ.

Có thể có những người nhà bệnh nhân, hiểu biết chưa nhiều, lại nóng ruột, nên không thấy việc các bác sĩ đang làm là để cứu người nhà mình.

Câu chuyện của bác sĩ Võ Xuân Sơn trên đây cũng là nỗi lòng của nhiều bác sĩ, giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội.

Nguồn theo Báo Infonet