Trong chúng ta ai cũng được học hành, giáo dục và ai cũng chọn cho mình một nghề để phụng sự xã hội và là phương tiện kiếm sống cho bản thân. Sẽ có luôn có những nghề nhàn hạ, thảnh thơi nhưng cũng không ít những nghề áp lực, mệt mỏi điển hình nghề Y.
- Bác sĩ ơi, lo cho người ít thôi, đến lúc lo cho mình rồi đấy!
- Bác sĩ tuổi Tý cứ sau 30 tuổi thì sẽ đổi đời, từ nghèo khó thành giàu sang?
- Có phải nhân viên y tế Việt Nam đang bị phân biệt đối xử?
Hạnh phúc của nghề đến từ nỗi đau
Đạo đức nghề Y liệu có đang bị xuống cấp
Không quá khó để nhận ra dạo gần đây tin tức y tế mới nhất thường đưa tin khá nhiều vụ việc trong ngành Y gây bê bối làm bức xúc dư luận, như vụ bác sĩ gác chân lên ghế hay vụ thuốc giả, thuốc lậu, đều được dư luận đưa lên bàn tán xôn xao và chỉ trích gay gắt. Chỉ trích, bàn tán là đúng vì vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều người, gây tổn thất lớn cho xã hội, đặc biệt hơn là mất niềm tin vào ngành Y tế nước nhà.
Tỷ lệ thuận giữa sự phát triến, nghiên cứu hữu ích của nhân loại về thông tin y học cũng dài ra cùng với nhiều chuyện bất cập, những vấn đề nóng hổi trong nghề Y mà đa phần đều liên quan tới y đức. Phải chăng trước sức ép của cơm áo gạo tiền, sự tha hóa của lương tâm, mỗi người trong nghề đều làm ngơ trước những vấn bất cập và coi đó không phải chuyện của mình. Nếu thực hành đúng lương tâm thì đó là nghề cứu nhân độ thế, xoa dịu nỗi đau của con người, được cả xã hội ca tụng, kính nể và hiển nhiên sẽ là niềm hạnh phúc quá lớn lao không chỉ với người làm trong nghề mà còn cả với xã hội.
Vất vả vì nghề
Không thể đánh đồng mọi thứ
Nếu nhìn vào bức tranh ảm đạm hoặc những vết nhơ hay những điểm hạn chế mà đánh mất niềm tin vào người thầy thuốc thì liệu có công bằng. Dù rằng sẽ có những điều tồi tệ xảy ra với ngành Y nhưng bạn cần tỉnh táo và nhớ rằng vẫn còn rất nhiều người yêu nghề như máu thịt, vẫn còn những người lấy chữ tâm làm trọng. Chẳng may vì những sai sót của một vài con người thiếu trách nhiệm mà vô tình họ cũng bị cả xã hội quy chụp, trong trường hợp này đích thị là con sâu bỏ dầu nồi canh. Cũng thừa biết, ở đâu cũng có người nọ người kia và ngành Y cũng không ngoại lệ, những ngành nghề khác cũng sẽ tồn tại nhiều bất cập, nhiều vấn nạn lắm nhưng lại không được đưa ra ánh sáng của công lý bởi đơn giản xã hội không dành cái nhìn quá khắt khe với họ, xã hội dễ cảm thông với sai lầm đó. Nhiều người thường nói, cái sai sót của nghề Y là không thể chấp nhận vì được trả giá bằng tính mạng con người, hoàn toàn đúng, nhưng tại sao một hành động nhỏ vô tình của bác sĩ chưa hề làm ảnh hưởng tới ai, chưa gây ra hậu quả quá nghiêm trọng tại sao lại luôn bị xã hội lên án rồi nhân cơ hội đó lôi cả thứ đã cũ lênđể tạo nên sự phẫn nộ trong dư luận.
Tại sao lại cứ soi mói, lăm le chụp ảnh khi bác sĩ đang làm việc, rồi sau đó lên án khi chẳng may bác sĩ có những hành động sai trai nhỏ, mặc dù hành động ấy chỉ cần nhắc nhờ là được. Ấy thế mà có những vị bác sĩ làm việc ngày đêm, không quản sớm tối, hết lòng cứu chữa bệnh nhân nhưng lại chưa một lần được đưa ra để cho công lý đánh giá và bàn luận.
Nghề Y nghề của sự cống hiến và thầm lặng
Xã hội đã quên rằng bác sĩ thì cũng là người, cũng bằng da bằng thịt và làm người thì không ai hoàn hảo hết được. Bác sĩ chỉ chữa được bệnh chứ không thay đổi được mệnh người, bác sĩ dùng kiến thức để cứu người chứ không phải thánh thần để đảo ngược một quá trình sinh – tử. Vì thế nên mới dẫn tới nghịch cảnh người nhà bệnh nhân thường không hiểu, họ chỉ đòi hỏi và mong muốn khi đã vào tay bác sĩ và khi đã bỏ tiền ra, sau 1 thời gian ngắn bác sĩ cần phải trả về cho họ 1 con người lành lặn, khoẻ mạnh, khi không làm được thế họ tố bác sĩ vô trách nhiệm, thiếu chuyên môn và thế là mâu thuẫn, xung đột xảy. Với người có tiền thì một hai đòi được phần coi trọng hơn, vung tiền dọa dẫm, đòi gặp cấp trên, đòi ra nước ngoài để được xử lý bằng các phương pháp hiện đại được sử dụng nhữ ng loại thuốc tân dược tốt hơn …Người kém hiểu biết thì gây rối trật tự, phá hoại tài sản, tấn công y, bác sĩ... Những trường hợp đi quá giới hạn như vậy cũng được đưa ra ánh sáng nhưng dư luận cũng không mấy mặn mà quan tâm và thế là vụ việc nhanh chóng lãng quên sau vài bài báo.
Dần dà với tâm lý đó, bác sĩ thường ái ngại ra tòa, kiện cáo và làm ầm ĩ câu chuyện, một phần vì giáo dục nhân cách, một phần vì luật pháp chưa thực sự chưa coi trọng việc bảo vệ danh dự của người bác sĩ.
Trong một lần có một nghiên cứu lớn The Guardian và Careerbliss, đánh giá và xếp loại hạnh phúc của các nghề trong xã hội, trong đó nghề Y được để cử và đứng thứ 2, nhưng những người làm trong ngành y tế họ đã từ chối với lý do mà họ cho rằng “ không nghề nào vất vả và gian chuân như nghề Y” và những người công tác trong nghề Y họ cảm thấy hạnh phúc từ trong nỗi đau.
Nguyễn An -ytevietnam.net.vn