Theo đó, những lời quảng cáo đường mật như:“Thuốc trị lo âu mất ngủ, hồi hộp, mập làm cho ốm, xóa nếp nhăn giúp các bà trẻ đẹp mãi mãi… vẫn nhan nhản trên các trang mạng trực tuyến. Điều này khiến người bệnh hết sức hoang mang lo lắng. Vậy mua bán sinh mạng của người khác trên mạng xã hội, nên hay không?
- Đối tượng làm bác sĩ BVĐK Thạch Thất chấn thương sọ não lãnh án 9 tháng tù
- Hàng loạt Bác sĩ giỏi BV công xin nghỉ việc đầu quân cho BV tư
- Sốc: Phòng khám chữa bệnh yếu sinh lý bôi nhọ hình ảnh Bác sĩ
Mua bán sinh mạng con người trên facebook, nên hay không? (Ảnh Internet)
Mua thuốc trên mạng xã hội là người bệnh tự hại mình
Đây cũng là nhận định trên các trang tin y tế trong suốt thời gian qua sau khi ghi nhận nhiều trường hợp suýt mất mạng vì cả tin, dùng thuốc qua lời quảng cáo hấp dẫn trên facebook, zalo,…Hiện nay, việc mua bán không còn là công việc quá phức tạp. Chỉ cần một tài khoản trên facebook, zalo, gmail…bạn có thể trở thành chủ của một cửa hàng bán nghìn lẻ một thứ bạn muốn như quần áo, mỹ phẩm, giầy dép, thực phẩm, đồng hồ, túi xách, đồ điện tử….và thậm chí cả thuốc chữa bệnh.
Từ tài khoản cá nhân ảo đó, chủ các cửa hàng bán nhiều loại thuốc khác nhau đã có thể kết nối, trao đổi, mua bán với hàng nghìn, thậm chí hàng triệu khách hàng chỉ bằng một cú click chuộc trong vòng 2 giây. Ở đây, khác với điều kiện mở quầy thuốc hay nhà thuốc, bạn chẳng cần phải có chứng chỉ hành nghề, không cần có kinh nghiệm thực hành bệnh viện, chẳng cần phải có giấy phép kinh doanh, cũng không cần phân biệt thuốc hay thực phẩm chức năng dành cho người bệnh, bạn vẫn có thể bán thuốc cho người dùng và bỏ mặc hậu quả về sau. Đây là thực trạng thực sự diễn ra rất phổ biến và đáng báo động trên thị trường buôn bán Dược phẩm hiện nay. Lời rao bán là ảo, lời quảng cáo là ảo, gian hàng cũng không có trên thực tế nhưng người dùng thuốc là thật. Vậy có nên rao bán và trao đổi sinh mạng vào tay người khác như thế không cũng chính là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt trên trong thời gian qua.
Ví dụ, tại một tài khoản facebook cá nhân ở Hà Nội, chúng ta có thể tìm thấy hàng chục loại thuốc kháng sinh khác nhau được chào bán công khai như Nimemax 200 chỉ định để điều trị các hiện tượng như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm họng, viêm phổi… Thuốc acyclovir đượ dùng điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng có nguyên nhân từ virut. Một số thực phẩm chức năng như thuốc bổ, viên làm trắng da, bổ mắt cũng được bán phổ biến như ngoài chợ mà không ai kiểm soát. Vậy khi người tiêu dùng mua về dùng và có hậu quả ra sao thì ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm.
Thuốc ảo, hậu quả thật và lời cảnh báo từ chuyên gia y tế
Đứng trước thực trạng thuốc được bán tràn lan không có kiểm duyệt, giảng viên Dương Trường Giang, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội cũng là một Dược sĩ có nhiều năm nghiên cứu về thuốc cho rằng: tùy vào tình trạng cũng như thể trạng của người bệnh để dùng thuốc. Việc dùng thuốc theo lời quảng cáo công dụng như “thuốc thần dược” với hiệu nghiệm “trên trời” có thể mắc một số tương tác thuốc rất nguy hiểm. Gia đình và bản thân cần hết sức cẩn trọng trước khi quá muộn, tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo việc dùng thuốc không theo toa của bác sĩ kê có thể gây biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Thuốc ảo, hậu quả thật và lời cảnh báo từ chuyên gia y tế
Mặc dù quy định về việc buôn bán trên mạng xã hội nhưng chưa thực hiện nghiêm. Cụ thể theo Luật sư Phạm Thị Bích Hảo (Cty Luật TNHH Đức An - Hà Nội thì Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30.11.2012 của Bộ Y tế đã quy định rõ điều kiện và chức năng của các cơ sở kinh doanh thực phẩm về Dược phẩm. Các cá nhân muốn buôn bán Dược Phẩm trên mạng tức là “website thương mại điện tử” thì phải đáp ứng các điều kiện:
- Doanh nghiệp ấy phải có chức năng kinh doanh phù hợp với sản phẩm, bắt buộc có mã số thuế cá nhân.
- Website kinh doanh phải với tên miền hợp lệ (có đăng ký) và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.
- Trước khi các website bán hàng qua mạng thì phải thông báo với Bộ Công thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng. Đặc biệt với mặt hàng Dược phẩm phải chịu sự quản lý của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, theo thông tin trên trang Y tế Việt Nam thì việc thực hiện trên thực tế vẫn còn rất lỏng lẻo, nhất là các loại thuốc cần kê đơn trong quy định vẫn bán tràn lan gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng con người. Vì thế, để bảo vệ bản thân, chúng ta cần thăm khám bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường, tuyệt đối không mua thuốc trên mạng về điều trị.
Trang Minh