Đừng biến bác sĩ thành nghề “thượng vàng hạ cám”?

Y nghiệp vốn kén người bởi giỏi kiến thức thì nhiều chứ kẻ bền chí, kiên gan, xông pha chốn gian khó có mấy ai. Vậy xin đừng làm mất “giá” của nghề cao quý ấy.

Ngày 07/08/2017, 08:12:00   Tác giả : Trang Minh    Lượt xem: 4156

Vạn nẻo đường đi để làm bác sĩ ở Việt Nam nhưng muôn dặm trường gian nan cũng mới tôi luyện nên vị thầy thuốc xứng danh “Lương Y như Từ Mẫu”. Nghề Y vốn cao quý và thiêng liêng như tên gọi nên đừng vì cái lợi trước mắt mà biến cán bộ ngành Y thành một nghề “thượng vàng hạ cám”.

Đừng biến nghề bác sĩ thành nghề “thượng vàng hạ cám”?

Đừng biến nghề bác sĩ thành nghề “thượng vàng hạ cám”?

Con đường trở thành Lương Y cũng có “muôn hình vạn trạng”…

Câu chuyện trở thành bác sĩ ở nước ta với nhiều con đường khác nhau đã trở nên quá quen thuộc. Có những con đường thẳng, thuận lợi và nhanh hơn như đỗ vào các trường đại học y dược nổi tiếng trên cả nước, học hành, đèn sách 6 năm rồi học thêm chuyên khoa và đi làm. Nhưng với những ai chưa may mắn, chưa đủ trình độ để bước trên con đường dễ dàng ấy thì phải trải qua những khúc quanh khó nhọc trên đường đời mới đến được nghề bác sĩ.

Người ta “có muôn hình vạn trạng” “muôn nẻo đường đi” để làm một thầy thuốc ở nước ta. Người chẳng cần mất 1 ngày nào học hành trường lớp cũng vẫn chữa bệnh như thần y với bài thuốc gia truyền chẳng biết có từ đời nào. Có người cực nhọc nhiều năm tuổi thanh xuân cho sự học để đỗ đạt công thành danh toại vào cái trường y khoa danh giá để được mang danh bác sĩ cho “nở mày nở mặt” với bà con chòm xóm. Nhưng cũng có những người lại đi học chuyên tu, học liên thông lên để mong có được tấm bằng bác sĩ. Kỳ thi THPT quốc gia 2017 vừa chạm hồi kết đợt xét tuyển đại học đợt 1, hầu như các bạn đạt điểm cao, xấp xỉ 9, 10 đều đổ xô đăng ký học Y, học Dược đẩy điểm chuẩn các trường lên mức ‘không thể tưởng tượng” nổi, ngành Y đa khoa của Đại học Y Hà Nội năm nay khiến hàng nghìn thí sinh trắng tay trước cửa lâm môn vì thiếu 0, 05 hay 0,25 điểm điều kiện. Vậy đấy, cái thời bác sĩ trên lý thuyết vẫn thịnh hành. Người người nhà nhà lao vào học Đại học Y khoa thì có mấy ai chắc được mình sẽ vững tâm đi đến cái đích của Y nghiệp đâu.

Trang tin tức y tế mới nhất Việt Nam thống kê cho thấy trước đây từ 2008 trở về trước, cả nước mới có 8 trường đào tạo đại học y khoa, đến nay con số ấy đã lên đến hàng chục. Học sinh giỏi đầu quân hết cho Đại học Y Dược liệu có phải là tín hiệu đáng mừng hay lại kéo theo những hệ lụy nặng nề khác.

Đào tạo nặng về lý thuyết, xã hội và người bệnh lãnh đủ…

Gác lại câu chuyện chương trình đào tạo theo hình thức nào để hàng năm cung cấp cho xã hội hàng nghìn bác sĩ đủ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Nói về chất lượng nhân lực thầy thuốc Việt Nam hiện nay thì chỉ có “thượng vàng hạ cám” mới có thể miêu tả chính xác được.

Đào tạo nặng về lý thuyết, xã hội và người bệnh lãnh đủ…

Đào tạo nặng về lý thuyết, xã hội và người bệnh lãnh đủ…

Theo giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội thì nhân sự của ngành Y tế số lượng ngày càng nhiều, nguồn nhân sự đến từ nhiều hình thức khác nhau nhưng chất lượng chưa được chuẩn. Sinh viên Y khoa hiện nay đã bớt nhọc nhằn hơn so với trước đây nhưng lại thiếu kỹ năng thực hành, thực sự giỏi thì ít mà trình độ “nhàng nhàng”, giỏi lý thuyết, mù kỹ năng thực hành thì đầy rẫy.

Khác hẳn với cách dạy của các ngành khác, Học Bác sĩ cần nhất là thực tế, thực hành nghề và trình độ xử lý những sự vụ bất ngờ, đột biến xẩy đến. Chính vì thiếu và yếu nên tai biến y khoa trong những năm gần đây chưa xét từ nguyên nhân khác quan hay chủ quan trong cơ sở y tế, cán bộ ngành Y nhưng việc chưa tỉnh táo để xử trí của người thầy thuốc cũng đã khiến xã hội nhìn nhận về Lương Y không còn trọn vẹn và thiêng liêng như hai từ người ta vẫn gọi “Từ mẫu”. Điển hình là vụ thảm họa Y khoa cách đây vài tháng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình khiến 8/18 người mất mạng oan ức rồi những câu chuyện đau lòng đáng tiếc trên khắp các bệnh viện trên cả nước cũng đã phản ánh phần nào sự bất cập giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo nguồn nhân lực chủ đạo của nghề Y.

Hiếm có đơn vị nào đủ kinh phí, cơ sở vật chất lẫn sự hiện đại để cùng một lúc chuẩn đầu vào trình độ cao, chuẩn đầu ra về nguồn nhân lực phục vụ cộng đồng vừa có chất lượng đào tạo bài bản, gắn liền với trường học và bệnh viện. Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tự hào chỉ đào tạo trình độ Cao đẳng nhưng nhiều năm qua luôn tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên của mình tiếp cận với máy móc, thiết bị, với sự khắc nghiệt của cái nghề mình phải theo cả đời để phấn đấu nhiều hơn nữa.

Vậy mới nói, trình độ cao chưa đủ để thỏa mãn người bệnh, muốn xã hội và bệnh nhân thấu cảm cái khổ đau, mất mát của Y nghiệp, cần hơn thế là một môi trường đào tạo thực sự đạt chuẩn Viện – Trường. Đừng để thế hệ thầy thuốc tương lai bị đánh giá là “thượng vàng hạ cám”, đừng để xã hội và người bệnh lãnh đủ những hệ lụy đáng tiếc đang hiển hiện trước mắt.

Trang Minh