Cần có cái nhìn công bằng hơn nữa với nghề Y

Đã trở thành một “lương y” ai cũng muốn làm tốt bổn phận của mình để chữa bệnh cứu người nhưng có những thời điểm họ không thể hoàn thành tốt vì nhiều nguyên do

Ngày 01/10/2017, 01:34:19   Tác giả :     Lượt xem: 959

Nếu xét một cách khách quan thì chưa có sự công bằng nào với nghề y khi chế độ lương thấp, bạc bẽo lại bị người đời miệt thị và đối xử không công bằng.

                 Cần có một cái nhìn công bằng hơn với nghề Y

Cần có một cái nhìn công bằng hơn với nghề Y

Là một người hành nghề Y – họ rất muốn cống hiến

Bất kì ai khi khoác trên mình tấm ao blouse màu trắng đều đã xác định cho mình tư tưởng sẽ cống hiến trọn đời vì nghiệp bảo vệ sức khỏe con người. Thứ nhất vì danh tiếng và khả năng của người làm nghề. Chia sẻ với chúng tôi Dược sĩ Nguyễn Mai, tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược, Trường Cao đẳng Y Dược Paseur chia sẻ: Nghề y cũng là một nghề, người hành nghề y cũng là một người lao động bình thường, họ lao động để kiếm tiền chi trả cho cuộc sống hàng ngày. Ơ một góc độ khác, bệnh nhân chính là “khách hàng” của bệnh viện và người hành nghề y. Vậy muốn có nhiều khách hàng đến khám, chữa bệnh, để người nghề y có việc làm và thu nhập tốt thì vẫn tiêu chí “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”. Chính vì vậy hơn hết chúng tôi phải là người “nâng niu” và giữ chân người bệnh”

Nhưng cuộc sống không có gì là hoàn mỹ, trọn vẹn, không phải chúng ta muốn gì được đó. Đã có nhiều thông tin được đăng tải so sánh nghề y với nghề sửa chữa đồ điện tử: “Thợ sửa chữa làm hỏng đồ dùng của khách hàng nhất định phải đền bù là lẽ thường tình, thế nhưng việc chữa bệnh, cấp cứu không có thỏa thuận dân sự như bác sĩ đồng ý chữa bệnh với giá cả này, giá cả kia mà nó đã được niêm yết sẵn, chữa không xong thì... phải đền hoặc bệnh nhân này không thỏa thuận được thì tìm bác sĩ khác, bệnh viện khác thay thế. Công việc của thầy thuốc không phải là công việc của người thợ sửa chữa mà nó mang tính chất liên quan đến sự sống của con người, các bác sĩ không có sự lựa chọn với ca dễ hay ca khó, “khách hàng” nào đến cũng phải chữa trị vì bản chất của cấp cứu là cuộc chạy đua với thần chết.

             Là người hành nghề Y họ rất muốn cống hiến

Là người hành nghề Y họ rất muốn cống hiến

Chia sẻ những câu chuyện nghề y với chúng tôi: chứng kiến nhiều trường hợp bệnh nhân không thể cứu chữa các thầy thuôc cũng đã nghiên cứu và đưa ra các tình huống nhưng người nhà bệnh nhân vãn khăng khăng một mực muốn chuyển tuyến, kết quả vẫn không thay đổi rồi lại đổ lỗi cho các cơ sở y tế ban đầu để mất một số tiền lớn mà bệnh nhân không có chút khả quan. Như vậy, có thật sự công bằng với người hành nghề y hay không?

Cần có cái nhìn khách quan về mối quan hệ giữa Bác sĩ và người bệnh

Đã có nhiều các trạng mạng xã hội không uy tín làm xấu đi hình ảnh nghề y với nghiều ngành nghề, bàn về thái độ và cách tiếp đón với bệnh nhân và thân nhân gia đình, mọi người hãy thử đặt vào bản thân mình một chút, không phải tất cả người nhà bệnh nhân ai cũng hiểu biết toàn diện, thực hiện đúng nội quy khi đi khám và điều trị bệnh tại các cở sở y tế. nghiều người vì muốn khám chữa trị bệnh trước đã chen lấn, xô đẩy, thậm chí hành hung xảy ra với bác sĩ, thì họ cũng cần tự vệ để bảo vệ cho bản thân mình.

             Nghề Y – nghề cao quý trong các nghề cao quý

Nghề Y – nghề cao quý trong các nghề cao quý

Điều dưỡng Lan, tốt nghiệp ngành điều dưỡng loại giỏi và làm một bệnh viện lớn ở Hà Nội cho biết: tình trạng quá tải bệnh nhân ở Viện không còn hiếm gặp nhưng một ngày có hàng ngàn bệnh nhân rồi thêm người nhà bệnh nhân đến thay nhau chắm sóc dến hỏi tình trạng sức khỏe bệnh, sáng nay thế nào so với hôm qua có tiến triển gì không” thử hỏi những người hành nghề y họ phải làm thêm bao nhiêu tiếng một ngày. Trong khi đó, ngoài việc tiếp trwucj bệnh nhân người nhà họ còn phải làm tốt công việc khám chữa bệnh của họ, một “núi’công việc nhưu vậy nhưng luôn phải nở nụ cười trên môi thì hẳn cũng không thể thoải mái. Vì vậy, nếu tắc trách không may vì áp lực công việc quá mệt mỏi thì mọi người hãy bao dung thay vì mắc nhiếc và hành hung họ.

Tai biến, sai sót là không thể tránh khỏi trong nghề y nhưng quan trọng sau mỗi lần như vậy, họ biết sửa sai và điều tiết lại lịch trình công việc. Còn người dân hãy tự suy nghĩ lại vì chính bản thân mình không thể làm tốt công việc một cách hoàn hảo, một cách chuẩn chỉ. Khi không hoàn thành tốt công việc thì chính người bác sĩ lương tâm cũng cắn rứt, không yên lòng, vì vậy hãy cõ cái nhing khách quan và công bằng hơn với nghề y.

Nguồn: ytevietnam.net.vn/