Vấn đề loạn giá thuốc vốn là câu chuyện muôn thủa của thị trường hiện nay khiến người bệnh thực sự phải “lao tâm khổ tứ”, giá thuốc bán lẻ cao gấp nhiều lần so với giá quy định. Vậy quy đinh do Chính phủ ban hành liệu có hiệu quả đến đâu với tình trạng loạn giá thuốc ở các cơ sở kinh doanh như hiện tại?
- Nhiều trẻ nguy kịch chỉ vì bố mẹ tự ý điều trị Sốt xuất huyết cho con
- Nghiện Facebook là dấu hiệu điển hình của bệnh tâm thần?
- Bác sĩ bị người nhà bệnh nhân chửi bới: Cực điểm của nạn bạo hành trong ngành Y
Người bệnh “lao tâm khổ tứ” vì giá thuốc trên thị trường ngày càng loạn
Thị trường giá thuốc ngày càng loạn
Gần đây, trang Y tế Việt Nam đã cập nhật thông tin Chính Phủ đã ban hành Nghị định 54/2017/NĐ-CP. Theo đó, nội dung đó đã quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược. Sau gần một tháng có hiệu lực thì quy định vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả trên thực tế. Giá thuốc mà người bệnh mua tại các cơ sở kinh doanh vẫn trong tình trạng mất kiểm soát “mỗi nơi mỗi kiểu”, thậm chí sự chênh lệch giá còn lên đến nhiều lần khiến người mua bị “móc túi” với số lượng tiền quá lớn.
Chia sẻ thêm về vấn đề giá thuốc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế Nguyễn Tất Đạt cho rằng Nghị định 54/2017/NĐ-CP (hiệu lực từ ngày 1-7) đã quy định về các biện pháp quản lý giá thuốc. Ở đây, bạn đã nhận thấy được cơ sở kinh doanh Dược không được bán thuốc cho khách hàng khi chưa có giá kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế do chính cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó kê khai, kê khai lại. Theo đó thì các cơ sở này không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại được công bố. Đó cũng đã quy định rõ ràng về mức lợi nhuận bán lẻ chỉ từ 2 đến 15%. Vậy nhưng theo quan sát và thực tế ở một số cửa hàng bán thuốc thì giá thuốc đang thực sự ở trong tình trạng thiếu kiểm soát trầm trọng. Tin y tế đưa tin theo báo Hanoimoi thì 4 quầy thuốc bán thuốc Fugacar có 3 giá bán khác nhau, trung bình 17.000 đồng/viên, cao nhất lên tới 19.000 đồng/viên. Tuy nhiên, kê khai cụ thể tại Cục Quản lý Dược ngày 30-6, loại thuốc này có giá 13.700 đồng/viên. Như vậy, theo quy định giá bán lẻ chỉ được bán 14.659 đồng/viên.
Tăng cường kiểm tra để giá thuốc đi vào “nề nếp”
Trước tình hình giá thuốc ngày càng loạn như hiện nay khiến cho tỷ lệ chi tiêu của người Việt Nam cho chữa bệnh là 43%. Đây là con số khá cao trên thế giới và chi phí tiền thuốc chiếm khoảng 60% chi phí điều trị. Vì thế, càng mua thuốc với giá thiếu kiểm soát và giá trên trời hiện nay thì người bệnh càng bị móc túi nhiều.
Cần kiểm soát chặt chẽ hơn giá thuốc ở các nhà thuốc bán lẻ trên thị trường
Nhằm giải quyết thực trạng trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 11/2016/TT-BYT ngày 11-5-2016 quy định về giá thuốc đấu thầu và đã phân 3 ra các loại thuốc như sau: Thuốc trong bệnh viện công lập dùng qua bảo hiểm chi trả; các quầy thuốc trong bệnh viện công lập và quầy thuốc bán lẻ ngoài bệnh viện. Riêng với quầy thuốc ở Bệnh viện, Bộ y tế đang quản lý giá thuốc khá tốt. Còn theo chia sẻ của một Dược sĩ đang giảng dạy ở Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì quầy thuốc bán lẻ ngoài bệnh viện giá thuốc đắt rẻ rất khó kiểm soát.
Cụ thể để kiểm soát giá thuốc đã được kê khai được Cục Quản lý dược công bố công khai trên website của ngành. Ở đây, người tiêu dùng có thể chọn quầy thuốc có giá bán phù hợp. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến để kiểm soát tốt thì việc đầu tiên mà Bộ cần làm là quy định rõ hơn về việc thực hiện. Một số loại thuốc có giá cao, thường tập trung ở nhóm biệt dược, do vấn đề bản quyền. Hiện tại, có gần 700 biệt dược có bản quyền, Bộ Y tế sẽ nắm bắt nhu cầu và tổ chức đàm phán giá với đối tác cung cấp. Bộ Y tế cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương trên cả nước để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các cơ sở bán thuốc có dấu hiệu vi phạm về giá thuốc theo quy định của Bộ đưa ra và Chính phủ ban hành.
Trang Minh